Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu

Hỏi: Được biết, hiện nay, đà điểu đang là loại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy xin giáo sư cho biết cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu?
(Dương Xuân Lập - Kỳ Sơn, Hòa Bình).

- Trả lời: Đà điểu có 2 loại, đà điểu Emu và đà điểu Ostrick. Đà điểu lớn nhanh, thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. Hiện nay, đà điều đã được thuần hóa và nuôi dưỡng ở nhiều nước. Nhưng, việc nuôi đà điểu giống và ấp trứng hầu hết chỉ diễn ra ở các trung tâm, còn với các hộ gia đình là nuôi để lấy thịt và lấy trứng.

Việc chăm sóc đà điểu cũng cần có quy cách: Chuồng phải cao ráo, ấm áp, có ánh sáng, chú ý nơi nuôi cần tránh tiếng động. Diện tích tối thiểu cho chuồng nuôi là 3 x 5m. Sân thả là 8 x 80m, có bóng mát và nền cát. Mỗi chuồng nên nuôi 1 trống và 2 mái hoặc 2 trống và 4-5 mái. Máng ăn nên đặt ở độ cao 0,7 - 0,8m. Đà điểu ăn thức ăn xanh trộn với thức ăn tinh, giai đoạn dưới 3 tháng tuổi thức ăn phải đạt 19 - 21% protein và đạt 13 - 17% protein ở giai đoạn 4 - 24 tháng tuổi. Nhìn chung, thức ăn tinh phải đảm bảo 3 - 4 kg/con/ngày còn thức ăn xanh thì thoải mái.

Sau 25 tháng tuổi, đà điểu bắt đầu giai đoạn sinh sản, nếu được chăm sóc tốt đà điểu sẽ cho từ 80-120 trứng/năm (với đà điểu Emu) và 40-80 trứng (với đà điểu Ostrick). Trứng của Emu chỉ nặng bằng 40 - 50% của Ostrick. Thịt đà điểu rất thơm và non, nhưng việc tiêu thụ thịt và trứng đà điểu bạn phải liên hệ với các trung tâm phân phối giống.

Tại miền Bắc xin bạn liên hệ với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04-8385622, Fax: 04.8385804. Tại phía Nam xin liên hệ số ĐT: 08-8928164.

Trả lời của giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong chương trình KCT.

Vietnamese Website


° Các tin khác
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?
• Ở Đồng Nai, Quảng Nam... có nuôi Cừu được không?
• Trùn quế
• Trang trại Sinh Thái
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo
• Ruồi đục quả ổi
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi.
• Hỏi đáp - Trao đổi kinh nghiệm về phân bón
• Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm
• Nuôi kỳ đà
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?
• Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb