Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Trang trại Sinh Thái

Câu hỏi: Công ty ANFA tư vấn lập Trang trại Sinh thái, vậy tiêu chí hàng đầu mà Công ty quan tâm là gì?

Trả lời:

Hiệu quả kinh tế: tiêu chí hàng đầu!

- Bất kể nhà đầu tư nào cũng quan tâm trước hết đến Khả Năng Sinh Lời của dự án đầu tư.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, muốn chương trình đầu tư sinh lợi cao và bền vững, nhà đầu tư cần phải quan tâm triệt để đến các vấn đề sau:

+ Xác định thế mạnh của mình, hay có thể nói là sở trường của mình. Ngoài yếu tố đam mê, sở trường là nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến khả năng thành công. Thông thường, làm đúng sở trường thì mới có khả năng thành công được.
+ Xác định mình đang có cái gì, cụ thể là đất đai, mặt nước, cơ sở hạ tầng, nhân công, nguyên liệu dư thừa - rẻ tiền…. Cần phải tận dụng triệt để cái mình đang có để giảm thiểu chi phí đầu vào. 
+ Lựa chọn hình thức đầu tư: đầu tư trọn gói, một lần hay cuốn chiếu, góp vốn hay gia công
+ Xác định thành phần (thành phần có tỷ suất lợi nhuận cao): về nguyên tắc, mỗi thành phần có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ làm cho tổng thể mô hình có tỷ suất lợi nhuận cao tương ứng. Do đó, khi xác định thành phần, nhà đầu tư phải chọn các thành phần tiềm năng. Ngoài ra, có những thành phần mặc dù không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa nhưng nó có tầm quan trọng rất lớn, luôn luôn phải được duy trì ở mức độ tăng trưởng cao 
+ Chọn nhà cung cấp cây – con giống tốt. Người ta đánh giá, nếu không có cây giống – con giống tốt, không ai có khả năng thành công ở các giai đoạn kế tiếp.
+ Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro, mang giá trị công thêm cho sản phẩm nông nghiệp.
+ Tính toán cân đối các thành phần với nhau (giảm chi phí): việc phối hợp, tính toán cân đối các thành phần với nhau là cả một nghệ thuật. Làm tốt công tác này cho phép giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra, duy trì thế cân bằng và ổn định lâu dài. 
+ Định hướng đầu ra, nghĩa là phải sản xuất đúng cái mà thị trường cần, ít nhất là trong tương lai gần.
+ Chọn đối tác hợp tác, và nhà tư vấn uy tín. Cũng giống như bất kỳ dự án nào, đối tác và nhà tư vấn là những người sát cánh và nhìn thấy rõ nhất sự vận động của chương trình (do khả năng chuyên môn cao), và chắc chắn sẽ có những dự báo cần thiết và hỗ trợ thiết thực khi ta có yêu cầu. 

- Dĩ nhiên sẽ còn rất nhiều vấn đề khác cần phải quan tâm, như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hộ thị trường… nhưng trên đây là những vấn đề chúng tôi cho là mấu chốt nhất.

- Chúng tôi luôn cho rằng làm nông nghiệp là công việc có tính thử thách rất cao. Ngoài khả năng áp dụng tốt công nghệ được chuyển giao, người làm nông nghiệp phải có khả năng nhạy bén, nắm bắt thông tin thị trường, biết khai thác sản phẩm đúng thời điểm sao cho được giá mà chất lượng vẫn đảm bảo, có mối quan hệ giao hảo với nhiều người, nhất là hàng xóm láng giềng, những nhà cung cấp, nhà tư vấn, Cty bảo hiểm…, đồng thời, người làm nông nghiệp phải có khả năng tính toán tốt, biết cân đối các thành phần để giảm thiểu chi phí đầu vào, biết điều chỉnh nhanh các thành phần của chương trình khi có dấu hiệu bị bất lợi…

- Những điều tối kỵ trong chương trình nông nghiệp bền vững là

1) khai thác cạn kiệt, thấy cái trước mắt mà quên cái lâu dài;

2) chỉ chăm sóc cái đang có giá, bỏ bê thành phần khác mà quên rằng thế cân bằng các thành phần rất quan trọng, tác động trực tiếp tới hạch toán lợi nhuận của tòan bộ chương trình;

3) chạy theo cái thị trường đang “sốt” mà vội phá bỏ cái đang đầu tư, săn sóc;

4) không tin tưởng vào khoa học kỹ thuật;

5) sản xuất sản phẩm bằng quy trình gây nhiễm bẩn và có tính tàn phá môi trường.

Nguồn: www.sinhthaivietnam.com


° Các tin khác
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo
• Ruồi đục quả ổi
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi.
• Hỏi đáp - Trao đổi kinh nghiệm về phân bón
• Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm
• Nuôi kỳ đà
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?
• Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản
• Bệnh trên cây họ đậu
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb