Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
Câu hỏi : Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều? Gia đình tôi trồng được giống hồng không hạt quả to, mã đẹp và ăn ngon. Cây thường ra hoa vào tháng giêng (sớm hơn hồng Hạc Trì nửa tháng). Vì có quả sớm nên đầu vụ bán rất được giá, nhưng dù ra hoa rất nhiều mà quả đậu rất ít. Xin hỏi quí báo có cách nào khắc phục được không? Xin cho biết phun thuốc gì để tỷ lệ quả đậu cao hơn? (Hoàng Thị Thanh - Khu 8 - xã Phú Lộc - huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ)
Trả lời: Theo các kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học nông nghiệp nước ta thì cây hồng rụng hoa, rụng quả khá nhiều, thường có 2 đợt rụng lớn: Đợt 1 xảy ra ngay sau khi nở hoa vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 (trường hợp cây hồng của gia đình bạn nở hoa sớm vào tháng giêng), tỷ lệ rụng hoa đợt này chiếm trên 90%. Đợt 2 rụng quả rải rác và kết thúc vào lúc quả bắt đầu chín.
Muốn phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho hồng một cách có hiệu quả, trước hết phải chú ý thâm canh tốt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, lá quang hợp mạnh để cây tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả, hạn chế được rụng hoa, rụng quả.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà trồng hồng giỏi ở Phong Châu (Phú Thọ) và Thạch Thất (Hà Tây) thì hàng năm nên bón cơ bản cho hồng vào tháng 12, tháng giêng- trước khi cây nẩy lộc. Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây 30-50kg phân chuồng hoai trộn với 0,3-0,5kg N + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O.
Hàng tháng nên tưới thêm 1-2 lần nước phân NPK pha loãng 100 lần cho cây hoặc phun thêm các loại phân bón qua lá như Thiên Nông, Atonik, Humix cho cây để tăng cường dinh dưỡng, góp phần hạn chế rụng quả. Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm và kali với tỷ lệ thích hợp. Cây sinh trưởng càng mạnh cần tăng cường thêm lượng phân kali vì kali là yếu tố quyết định hạn chế rụng quả. Nếu thấy cây đậu quả non nhiều có thể điều hòa tỷ lệ giữa số lá và số quả bằng cách cắt tỉa hợp lý.
Trong thời gian này không nên cuốc xới sâu xung quanh vùng rễ dễ gây tổn thương cho hệ rễ cũng dẫn đến rụng quả. Một kết quả nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ (Viện Nghiên cứu Rau quả) cho thấy, có thể phun kết hợp Atonik, Komix và 2 loại thuốc trừ nấm Ridomil MZ và Oxyclorua đồng vào các thời kỳ trước, sau khi ra hoa và các thời kỳ nuôi quả đã hạn chế được hiện tượng rụng hoa, rụng quả, nâng cao số quả/chùm.
Để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể hơn bạn nên trực tiếp liên hệ với Trung tâm tại địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, ĐT: 0210.865202.
Câu hỏi: Làm gì để hạt lúa sáng, chắc?
Trả lời: Có nhiều biện pháp kỹ thuật mới được bà con nông dân ứng dụng khi sản xuất lúa hàng hóa nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới việc sử dụng thuốc BVTV như thế nào để vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ năng suất và chất lượng hạt lúa.
Đặc biệt là việc sử dụng nông dược để bảo vệ cây lúa từ giai đọan làm đòng đến trỗ. Khi cây lúa bắt đầu vào giai đoạn làm đòng, nhiều sâu bệnh tấn công như bệnh đốm vằn, cháy lá, vàng lá, lem lép hạt...Các nhà khoa học gọi đây là "giai đoạn cực trọng" và giai đoạn này kéo dài từ lúc cây lúa làm đòng đến khi bông lúa bắt đầu vào chắc. Gọi là "giai đoạn cực trọng" vì trong giai đoạn này cây lúa không còn khả năng tự đền bù, không thể tự bù đắp những thiệt hại do sâu, bệnh và cả điều kiện thời tiết bất lợi gây ra.
Mặt khác, đây cũng là lúc cây lúa tích lũy nhiều dưỡng chất trong điều kiện tàn lá và chồi con đã phát triển tối đa nên cũng rất hấp dẫn các đối tượng sâu bệnh hại.
Lúc cây lúa không có khả năng tự đền bù cũng là lúc cây cần phải được bảo vệ tốt nhất. Anh Nguyễn Hoàng Minh, nông dân ấp An Điền 2, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), sau nhiều năm làm lúa đã rút ra kinh nghiệm: "Lúc lúa làm đòng thường bị nhiều sâu bệnh tấn công, nhưng quan trọng và khó trừ hơn vẫn là các loại bệnh hại; cách tốt nhất vẫn là ngừa bệnh kèm với việc bón phân hợp lý".
Trong giai đoạn này, nhiều nông dân đã chọn Tilt Super 300EC để phun xịt ngừa bệnh cho cây lúa. Tilt Super với 2 hoạt chất của nhóm Triazole có thể phòng trị được nhiều loại bệnh quan trọng trên cây lúa như đốm vằn, vàng lá và lem lép hạt.
Anh Đái Thành Dễ, nông dân khóm 1, phường 3, TX Sóc trăng, tâm đắc: "Bên cạnh việc bón phân theo bảng so màu thì việc phun Tilt Super vào ngay từ đầu giai đoạn làm đòng (lúc lúa 40-45 ngày tuổi) là cách bảo vệ tốt nhất giai đoạn này". Ông Châu Thành Phú, ở Tân Bình, Tà Đảnh, Tri tôn (An Giang) nhận xét: "Phun Tilt Super sớm, lúc lúa làm đòng thì ruộng lúa sẽ không bị xuống lá chưn (những lá bên dưới sạch bệnh, không bị chết sớm), bộ lá sẽ xanh mướt hơn"…
Ngoài ra, để tiếp tục bảo vệ cây lúa, nông dân còn phun Titl Super vào lúc trước trỗ 7 ngày và sau trỗ 7 ngày. Vào giai đoạn trước khi lúa trỗ Tilt Super không chỉ giúp cây phòng ngừa hữu hiệu bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và nhất là bệnh lem lép hạt lúa, mà còn giúp cây lúa trỗ đều hơn, chín đồng loạt, dưỡng cho bộ lá xanh tốt hơn, kéo dài tuổi thọ của bộ lá.
Phun thuốc vào giai đoạn vào chắc (7 ngày sau khi trỗ rộ) còn giúp cho lúa chín đồng loạt hơn. Anh Đái Thành Dễ nói: "Tới khi thu hoạch mà lá cờ vẫn còn xanh, hạt chắc, sáng bóng, dễ bán được giá cao". Còn ông Châu Thành Phú thì hài lòng vì được gạo hơn, xay chà ít bị gãy bể hơn và để giống tốt hơn.
Chính những lợi ích mà Tilt Super mang lại cho mùa màng nên không phải ngẫu nhiên mà nhiều bà con nông dân còn gọi Tilt Super là thuốc "Be Bồ Chứa Lúa" và coi như là người bạn thân thiết của mình.
Ghi chú : Liều lượng sử dụng Tilt Super 6-8 ml/bình 8 lít. Phun 4 bình 8 lít cho 1 công 1000m2
Nguyễn Khê - NNVN (129)
|