Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm

Sự lây lan của cúm gia cầm, còn gọi là cúm avian, bệnh cúm đã gây ra cái chết của nhiều người ở Đông Nam Á, hiện đang gây quan ngại lớn.

  • Thế nhưng bệnh này là gì và các nguy hiểm gây cho con người như thế nào? Cúm gia cầm là gì?

Gà vịt và các loài lông vũ nói chung đều có thể bị cúm giống như loài người. Có tất cả 15 chủng loại cúm avian.

Các chủng loại dễ lây nhiễm nhất là H5 và H7. Chúng cũng là tác nhân khiến gà vịt chết nhiều nhất.

Thế nhưng chủng loại gây quan ngại nhiều nhất lại là chủng H5N1 vì nó được tìm thấy trong loài người.

Tuy nhiên ngay trong chủng loại này cũng có nhiều loại khác nhau ở các nước khác nhau.

Chim trời di trú, nhất là vịt trời, là tác nhân mang virus trong tự nhiên, thế nhưng chúng lại không bị bệnh!

Gia cầm nuôi ở nhà cũng dễ bị bệnh.

Đó là lý do tại sao mà thông tin về virus H5N1 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Romania khiến người ta quan ngại.

Pakistan cũng đã thông báo phát hiện ra virus H5 và H7 tuy nhiên chưa thấy các chủng có khả năng truyền sang người.

  • Liệu có thể ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập một quốc gia hay không?

Không có cách nào ngăn chặn đường đi của cúm gia cầm vì nó do chim trời "reo rắc".

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa virus sẽ nhanh chóng truyền sang gia cầm và vật nuôi. Các chuyên gia nói kiểm dịch và công tác thú y chặt chẽ sẽ ngăn chặn việc chim trời tiếp xúc với đàn gia cầm nhà nuôi và truyền virus.

Họ cũng cho rằng kiểm soát con đường di chuyển của chim trời sẽ cảnh báo được sớm sự xuất hiện của chim nhiễm bệnh và chủ động phòng chống.

  • Người nhiễm cúm gia cầm như thế nào?

Cho đến khi cúm gà lây sang người tại Hongkong năm 1997 trước đó người ta chỉ nghĩ cúm gà là thứ virus làm cho gà vịt bị bệnh.

Người bị nhiễm virus khi tiếp xúc với gà vịt bị bệnh.

Gà vịt, hay chim truyền virus ra ngoài qua đường phân, sau đó phân trở nên khô dễ lan truyền khi gặp gió thổi. Sau đó có thể người hít phải loại virus này.

Các triệu chứng của người mắc bệnh cúm gà cũng giống như các loại cúm khác, sốt, người yếu, đau họng, va ho. Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng của viêm màng kết, tức đau mắt.

Hiện nay các nghiên cứu gia trở nên quan ngại vì các bác sĩ khi nghiên cứu trường hợp bị cúm gà ở Việt Nam phát hiện ra virus cúm gà có thể làm suy yếu các bộ phận khác của cơ thể, chứ không riêng gì phổi.

Điều này có nghĩa rằng một số người bệnh tử vong trước đây, có thể do cúm gà, nhưng được cho là tử vong vì nguyên nhân khác.

  • Vậy bao nhiêu người đã bị nhiễm cúm gà?

Cho đến ngày 20 tháng 10 năm 2005, đã có tổng cộng 118 trường hợp bị xác nhận nhiễm cúm gà tại các nước như Indonesia, Việt Nam, Thái Land,và Campuchia. Con số tử vong là 61 người.

Để so sánh cúm gà tai hại đến đâu người ta thường hay nhắc đến dic̣h viêm phổi cấp tính Sars.

Kể từ khi xuất hiện và lây truyền tháng 11 năm 2002 đã có 8.400 người bị nhiễm Sars, với số người tử vong là 800.

Liệu virus cúm gà có thể lây từ người sang người được không?

Có một số biểu hiện cho thấy chuyện này có thể xảy ra, dù cho đến nay đường truyền và mức độ lây nhiễm chưa đủ làm cho người ta khẳng định là sẽ gây ra một đại dịch cúm toàn cầu.

Các bác sĩ hay nhắc đến trường hợp ở Thái Lan khi virus từ người con, có thể đã truyền sang người mẹ, và trong trường hợp này người mẹ đã chết.

Người dì của em nhỏ này, cũng bị nhiễm virus, tuy nhiên lại sống sót.

Giáo sư vi trùng học người Anh John Oxford nói rằng những trường hợp lây nhiễm như vậy cho thấy virus cơ bản có thể truyền từ người sang người. Ông dự đoán chuyện lây nhiễm nhỏ cục bộ trong nhóm người như vậy vẫn sẽ xảy ra.

Bác sĩ lo rằng virus cúm gà có thể trao đổi gen với virus cúm người, và sau đó tự động làm nhiễm bệnh cả người lẫn gà.

Đây không phải là trường hợp duy nhất mà cúm gà có khả năng truyền từ người sang người.

Năm 2004, hai chị em đã chết tại Việt Nam sau khi nhiều khả năng nhiễm virus cúm gà từ người anh. Người này sau đó chết vì căn nhiễm trùng đường phổi mà các bác sĩ chưa biết loại gì.

Trong một trường hợp tương tự tại Hong Kong năm 1997 nhiều khả năng một bác sĩ đã nhiễm H5N1 từ bệnh nhân đang điều trị, tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh chắc chắc.

  • Vậy điều này sẽ có nghĩa là sẽ xuất hiện dịch cúm gà quy mô lớn phải không?

Các chuyên gia y tế lo ngại điều này sẽ xảy ra. Tuy nhiên như trong trường hợp bệnh nhân người Thái virus chỉ truyền trong người thân trong gia đình, sau đó không lan rộng ra.

Cạnh đó virus này không chui vào vỏ bọc cúm con người.

Đây mới chính là điều làm cho các chuyên gia lo ngại. Bác sĩ lo rằng virus cúm gà có thể trao đổi gen với virus cúm người, và sau đó tự động làm nhiễm bệnh cả người lẫn gà.

Họ nói thêm nếu sự lây nhiễm kép này xảy ra càng nhiều, tức là sẽ tạo thêm cơ hội cho việc hình thành một loại virus mới và có thể lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng.

Qua nghiên cứu các chuyên gia cũng gióng lên quan ngại rằng loại virus nguyên nhân gây ra đại dịch cúm toàn cầu năm 1918 chính là virus cúm gà.

Nếu như điều này xảy ra thì hậu quả đối với người dân là như thế nào?

Một khi virus tiếp nhận được khả năng lây truyền dễ dàng giữa người và người hậu quả có thể sẽ vô cùng tai hại.

Trên toàn thế giới các chuyên gia dự đoán có thể sẽ có khoảng từ 2 triệu người cho đến 50 triệu người chết.

  • Ðã có vaccine phòng bệnh chưa?

Hiện vẫn chưa có vaccine đặc trị, nhưng trên thị trường đã có một số loại có thể giúp phòng chống virus H5N1.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống virus, ví dụ như Tamiflu, hiện đã xuất hiện trên thị trường và đang được các nước như Anh cất trữ. Các loại thuốc này có thể giúp hạn chế bớt các biểu hiện nhiễm bệnh và giảm bớt việc lây lan bệnh dịch.

Người ta đang quan ngại trước tin tức về trường hợp bệnh nhân người Việt mới đây phần nào kháng thuốc đối với Tamiflu; tin này khiến các chuyên gia đang phải lên kế hoạch nhằm đối phó với một trận bùng phát cúm gia cầm ở người.

Các khoa học gia khuyên là nên tích trữ cả các loại thuốc khác trong cùng nhóm thuốc, ví dụ như Relenza (zanamivir).

  • Liệu tôi có thể tiếp tục ăn thịt gà được không?

Có. Các chuyên gia nói cúm gia cầm không phải là loại virus sống trong thức ăn nấu chín, cho nên bạn có thể ăn gà mà không phải lo ngại gì.

Các khoa học gia khuyên là nên tích trữ cả các loại thuốc khác trong cùng nhóm thuốc, ví dụ như Relenza (zanamivir).

Chỉ những đối tượng tham gia giết mổ hoặc chuẩn bị thức ăn từ thịt gia cầm sống mới là những người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo rằng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tất cả các món ăn cần phải được nấu chín ở ít nhất là 70 độ C. Trứng gia cầm cần phải được nấu chín kỹ.

Giáo sư Hugh Pennington từ Trường đại học Aberdeen nhấn mạnh rằng người tiêu dùng có thể bị rủi ro nếu cẩu thả.

"Những ai phải làm thịt gà hoặc phải tiếp xúc với xác gia cầm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, người ta cũng khó bị lây nhiễm."

Đã có những biện pháp gì được áp dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng virus lây lan tại các nước đang có dịch bệnh?

Hàng trăm con gia cầm, thuỷ cầm và loài lông vũ đã bị tiêu huỷ nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh giữa động vật, và việc đó cũng sẽ dẫn tới việc ngăn chặn dịch bệnh truyền sang người.

Nguồn Nông nghiệp An Giang


° Các tin khác
• Nuôi kỳ đà
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?
• Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản
• Bệnh trên cây họ đậu
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm
• Lâm Đồng: vì sao dự án trồng xen cây sầu riêng thất bại?
• Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?
• Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều?
• Hỏi đáp về sâu bệnh trên thanh long
• Hỏi đáp: các vấn đề thiếu Vitamin trong chãn nuôi gà
• Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa
• Kinh nghiệm trồng nấm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb