Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Nuôi kỳ đà

Kỳ đà có dễ nuôi không, chăm sóc nuôi dưỡng thế nào, ở đâu bán giống, giá bao nhiêu? (Hồ Văn Dũng, UBND xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long)

Trả lời:

Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà...

Kỳ đà trưởng thành có thể dài 2,5m, nặng 7 - 8kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể cao hơn nhiều. Kỳ đà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng gấp 2 - 3 lần.

Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3m, rộng 2,5m, cao 2,5m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 - 200cm, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho kỳ đà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng. Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc nhái, gà vịt, chim cút, trứng gia cầm... hay thịt, lòng trâu, bò, heo, gà và, tôm, cá, cua, ếch... Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng.

Kỳ đà trưởng thành, dài 2,5m, nặng 7 - 8kg, có thể bán với giá 400.000đ/ kg. Mật của kỳ đà có thể bán với giá 300.000đ/cái. Về mặt dược liệu, mật và lưỡi của kỳ đà dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa bệnh động kinh, hen suyễn, nhức mỏi, đau bụng, kiết lỵ... hiệu quả rất tốt. Da kỳ đà còn là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được những côn trùng phá hoại mùa màng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này rất đơn giản và hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể làm được. Thịt, da, mật và lưỡi của kỳ đà là những sản phẩm quý hiếm. Thị trường tiêu thụ kỳ đà rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.

Địa chỉ bán giống kỳ đà:

- Cơ sở nuôi kỳ đà ở xã Vân Hòa và Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

- Cơ sở nuôi kỳ đà của ông Phạm Trọng Đại, tổ 2, ấp 3, xã Phước Thái (Hội Nông dân xã Phước Thái), huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. ĐT. 0610.822922 - 825702.

- Cơ sở nuôi kỳ đà, tắc kè của Hội Nông dân huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Giá cả tùy theo giống, quy cách phẩm chất.

KS.Đặng Tịnh Báo Nông nghiệp


° Các tin khác
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?
• Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản
• Bệnh trên cây họ đậu
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm
• Lâm Đồng: vì sao dự án trồng xen cây sầu riêng thất bại?
• Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?
• Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều?
• Hỏi đáp về sâu bệnh trên thanh long
• Hỏi đáp: các vấn đề thiếu Vitamin trong chãn nuôi gà
• Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa
• Kinh nghiệm trồng nấm
• Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb