Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?

Hiện nay tại xã Kiến An, Chợ Mới, người dân canh tác hoa màu như đậu xanh, dưa leo… có xuất hiện một loại sâu mà người dân gọi là sâu dòi. Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu này ?

Trả lời: Đây là dòi đục lá có tên khoa học là Liriomyza trifolii. I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Trưởng thành là một loài ruồi rất nhỏ, thân dài khoảng 1,5-2mm, đặc biệt mặt lưng ở đốt ngực thứ 3 có u lồi màu vàng sáng. Sâu non dạng dòi có 3 tuổi, ấu trùng tuổi 1 có màu trắng và màu vàng tươi, ở tuổi 3 dài khoảng 2-3mm. Đủ sức dòi chui ra khỏi đường đục và làm nhộng trên mặt lá rồi rơi xuống đất, sau đó hóa thành ruồi trưởng thành tiếp tục đẻ trứng và hoàn thành vòng đời. Vòng đời của chúng thường ngắn khoảng 16 -17 ngày, nhiều lứa gối nhau trong một vụ vì vậy mức độ gây hại lớn.

II. TẬP TÍNH GÂY HẠI

Sau khi vũ hóa 24 giờ, ruồi đực không ăn thêm, chỉ bắt cặp với ruồi cái rồi chết. Ruồi cái vừa ăn thêm dịch của mô lá vừa đẻ trứng. Gây hại chủ yếu là ấu trùng, dòi đục thành những đuờng ngoằn ngoèo dưới biểu bì lá nên bà con thường gọi là sâu vẽ bùa, trong mỗi đường đục chỉ có một con dòi sinh sống và gây hại, dòi đục phá nhu mô lá tạo thành những đuờng cong màu trắng sau biến nâu làm giảm diện tích quang hợp của lá.

Dòi đủ sức thường cắn biểu bì lá ở vị trí cuối hoặc gần cuối đuờng đục ra ngoài hóa nhộng. Dòi đục lá gây hại trên nhiều loại rau như cà chua, dưa bầu bí, mướp, đậu đũa, cove, đậu bắp. Ngoài ra, một số loài hoa như thuợc dược, vạn thọ, hướng dương, mãn đình hồng, các loại cúc… và một số loài cỏ dại như cỏ màng màng, cây dền dại, thù lù… cũng là ký chủ của chúng nhưng mức độ ít phổ biến hơn.

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Luân canh với các loại không bị dòi đục lá gây hại như lúa nước.

2. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật khi thu hoạch , tiêu diệt nguồn lây lan.

3. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Polytrin 440P, sherpa, Visher, Trigard 100 DD, Ofunack, Fenbis, Vertimec 1.8ND…

Lưu ý: Trường hợp mật số cao, lá bị hại nhiều nên ngắt, tiêu hủy những lá bị hại trước khi phun thuốc thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang

Nguồn Nông nghiệp An Giang

 


° Các tin khác
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?
• Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản
• Bệnh trên cây họ đậu
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm
• Lâm Đồng: vì sao dự án trồng xen cây sầu riêng thất bại?
• Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?
• Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều?
• Hỏi đáp về sâu bệnh trên thanh long
• Hỏi đáp: các vấn đề thiếu Vitamin trong chãn nuôi gà
• Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa
• Kinh nghiệm trồng nấm
• Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long ?
• Xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa
• Diệt rẹm bằng cách nào
• Cách xử lý nhãn ra hoa theo ý muốn
• Cách nào hạn chế xoài rụng trái non?
• Xoài bị rụng hoa và trái?
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Trừ ruồi đục quả bằng bả bẫy protein
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Khắc phục một số hiện tượng ấp nở gà con bằng máy thủ công
• Nên thu hoạch trái cây khi nào?
• Bệnh thối trái ớt mùa mưa
• Sâu bệnh trên thanh long
• Cây chuyển gen đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới chưa?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb