Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Việc quản lý thuốc, chăn nuôi thủy sản

Ông Trần Khương, hỏi về việc quản lý thuốc chăn nuôi, thủy sản?

Trả lời

Trước tiên, Chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm của ông đối với trang Web Nông nghiệp An Giang.

Vấn đề ông đặt ra cũng đang là vần đề chúng tôi đặc biệt chú ý và tôi xin trao đổi với ông như sau:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản ngày càng đặt ra nhiều rào cản khắt khe hơn, nhất là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là rào cản gây rất nhiều khó khăn cho sản phẩm thủy sản của nhiều nước. Trước tình hình đó, ngày 24/02/2005, Bộ Thủy sản có Quyết định số 07/2005/QD-BTS ban hành danh mục 16 hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh trong thủy sản.

Ngày 09/5/2005, Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản có công văn số 903/CLTY-TY, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS. Theo đó, tất cả các sản phẩm là thuốc thú y thủy sản theo định nghĩa tại khoản 23 điều 3 Pháp lệnh Thú y năm 2004, thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này, phải áp dụng từ ngày 20/3/2005.

Để giải quyết khó khăn về việc ghi nhãn sản phẩm cho những sản phẩm thuốc thú y được phép sản xuất kinh doanh trước ngày 20/3/2005; Cục hướng dẫn như sau:

Cho phép các sản phẩm thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản được các cơ sở sản xuất trước ngày 20/3/2005, với nội dung ghi nhãn cũ ,vẫn được lưu hành.

Các sản phẩm được sản xuất sau ngày 20/3/2005, với nội dung ghi nhãn không phù hợp với QĐ 07/2005/QD-BTS, chưa tiêu thụ hết, được phép lưu thông trên thị trường với điều kiện nhãn hàng hóa của sản phẩm dược phẩm dược Trung tâm Chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản vùng kiểm kê, dán tem đánh dấu.

Nhãn hàng hóa bao bì có nội dung ghi nhãn không phù hợp với QĐ 07/2005/QD-BTS, còn tồn kho với số lượng lớn và giá trị lớn, được phép sử dụng để sản xuất và lưu thông trên thị trường với điều kiện được Trung tâm Chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản vùng kiểm kê , dán tem đánh dấu.

Như vậy, chỉ những sản phẩm mà thành phần cấu tạo không có chất cấm theo QĐ 07/2005/QD-BTS thì mới tiếp tục lưu hành.

Ngày 18/8/2005, Bộ Thủy sản tiếp tục ban hành QĐ số 26/2005/QD-BTS, bổ sung danh mục 11 kháng sinh nhóm Fluoroquinolones, cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đối tượng áp dụng bao gồm thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. Theo QĐ này, những sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ ngoài việc tuân thủ QĐ 07/2005/QD-BTS còn phải tuân thủ QĐ 26/2005/QD-BTS.

Tóm lại, các sản phẩm thức ăn thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay, trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến có nhiễm các chất cấm sử dụng theo QĐ số 07/2005/QD-BTS thì tuyệt đối không được lưu hành.

Các sản phẩm thức ăn thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay, trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến không nhiễm các chất cấm sử dụng theo QĐ số 07/2005/QD-BTS nhưng có nhiễm các chất nêu trong QĐ 26/2005/QD-BTS thì vẫn được phép lưu hành với điều kiện đơn vị kinh doanh chứng minh được những sản phẩm này chỉ sử dụng cho những đối tượng thủy sản có sản phẩm không xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp tục được đặt ra là: Giải pháp nào để kiểm soát dư lượng kháng sinh nhóm Fluoroquinolones trong sản phẩm thủy sản, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường Mỹ và Bắc Mỹ trong điều kiện chưa khoanh được vùng nguyên liệu chế biến xuất khẩu cho từng thị trường riêng biệt.

Ngoài ra, Ông cần lưu ý rằng, việc cập nhật thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm các qui định của pháp luật) là trách nhiệm của doanh nghiệp. Do vậy, Ông không thể nói rằng “Doanh nghiệp chúng tôi chưa nhận được 1 quyết định hoặc công văn nào từ phía Bộ Thủy sản”

Thông tin thêm về vấn đề này,...

Nguyễn Văn Hinh, Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang


° Các tin khác
• Bệnh trên cây họ đậu
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm
• Lâm Đồng: vì sao dự án trồng xen cây sầu riêng thất bại?
• Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?
• Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều?
• Hỏi đáp về sâu bệnh trên thanh long
• Hỏi đáp: các vấn đề thiếu Vitamin trong chãn nuôi gà
• Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa
• Kinh nghiệm trồng nấm
• Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long ?
• Xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa
• Diệt rẹm bằng cách nào
• Cách xử lý nhãn ra hoa theo ý muốn
• Cách nào hạn chế xoài rụng trái non?
• Xoài bị rụng hoa và trái?
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Trừ ruồi đục quả bằng bả bẫy protein
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Khắc phục một số hiện tượng ấp nở gà con bằng máy thủ công
• Nên thu hoạch trái cây khi nào?
• Bệnh thối trái ớt mùa mưa
• Sâu bệnh trên thanh long
• Cây chuyển gen đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới chưa?
• Sau khi thu hoạch nho, làm thế nào để chuyển ra Bắc, vào Nam mà không bị hư?
• Bộ phận nào của con baba được coi là có giá trị dược liệu?
• Xin cho biết tác dụng của Nhân trần và cách pha chế?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb