Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Bệnh trên cây họ đậu

Các bệnh thường gặp trên các loài cây họ đậu

Có thể nói, hiện nay, các nhóm cây thuộc họ đậu như cây đậu phộng (lạc), đậu xanh, đậu nành (đậu tương)…ngày càng được nông dân, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chú ý đến. Với đặc tính dễ thích nghi, ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 72 đến 90 ngày cho một thời vụ trồng), thích hợp cho việc bố trí vào các mô hình đa canh, xen canh , luân vụ. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, một trong những mối lo ngại nhất hiện nay của người trồng đậu, đó là vấn đề dịch hại. Xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên cây họ đậu cùng với biện pháp phòng trừ.

1. Bệnh héo cây con hoặc héo khô cây :

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, cây con bị thiệt hại nặng nhất. Ở gốc thân cây con thường bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang khi lá còn xanh tươi, sau đó lá héo. Bệnh thường phát triển mạnh vào khoảng 5-10 ngày sau gieo. Cây lớn, bệnh xâm nhiễm ở thân, làm cho mô vỏ bị thối hay nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau thân bị nứt ra, lá cháy khô rồi rụng dần.

Cây đậu phộng

Cách phòng trừ: Phun thuốc Validan 3DD - 5 DD vào gốc ngay khi bệnh mới xuất hiện, những ruộng đậu có tủ rơm từ vụ lúa có bệnh đốm vằn cần phun ngừa sớm. Không trồng đậu quá dày và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ.

Nên luân canh với cây trồng khác, chọn giống kháng, ruộng thoát nước tốt. Xử lý hạt giống với Zineb, Mancozeb nồng độ 100gram thuốc cho 10kg hạt.

Có thể sử dụng dung dịch phèn xanh với vôi bột, theo tỷ lệ 1:1 để xử lý đất trước khi xuống giống.

2. Bệnh khảm vàng:

Thường gặp nhất trên cây đậu xanh tương. Khi cây bị bệnh khảm vàng thường ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bệnh. Nếu cây nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi, năng suất giảm từ 20-70%, nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.

Trái đậu nành khi thu hoạch

Phòng trừ bệnh khảm vàng: Biện pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có khả năng chống chịu tốt cũng phải được chọn lọc lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng. Khi trên ruộng xuất hiện cây bệnh, cần kịp thời nhổ bỏ, dùng thuốc diệt trừ.

3. Bệnh đốm lá do nấm Sercostora

Gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%.

Biện pháp phòng trừ : Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như Dapronin, Pamistin, Alvin, Tilt ... Thời gian phun thuốc phòng bệnh là 20 - 30 đến 40 ngày sau gieo.

4. Một số bệnh khác

Gỉ sắt, sương mai, đốm nâu hại lá : Dùng thuốc Zinheb, Tilsupper.

Lở cổ rễ đậu: Dùng Validamicin để trị .

Lê Thiện Tùng, TT Khuyến nông An Giang


° Các tin khác
• Hỏi về kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Điều kiện để có thể lập trang trại, quyền lợi và nghĩa vụ?
• Thuần hóa đàn ong mật
• Hỏi đáp về dịch cúm Gia Cầm
• Lâm Đồng: vì sao dự án trồng xen cây sầu riêng thất bại?
• Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?
• Làm gì khi hồng rụng quả non nhiều?
• Hỏi đáp về sâu bệnh trên thanh long
• Hỏi đáp: các vấn đề thiếu Vitamin trong chãn nuôi gà
• Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa
• Kinh nghiệm trồng nấm
• Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long ?
• Xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa
• Diệt rẹm bằng cách nào
• Cách xử lý nhãn ra hoa theo ý muốn
• Cách nào hạn chế xoài rụng trái non?
• Xoài bị rụng hoa và trái?
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Trừ ruồi đục quả bằng bả bẫy protein
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Khắc phục một số hiện tượng ấp nở gà con bằng máy thủ công
• Nên thu hoạch trái cây khi nào?
• Bệnh thối trái ớt mùa mưa
• Sâu bệnh trên thanh long
• Cây chuyển gen đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới chưa?
• Sau khi thu hoạch nho, làm thế nào để chuyển ra Bắc, vào Nam mà không bị hư?
• Bộ phận nào của con baba được coi là có giá trị dược liệu?
• Xin cho biết tác dụng của Nhân trần và cách pha chế?
• Phấn hoa mật ong có bản chất gì, có tác dụng chữa bệnh gì?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb