Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Hỏi đáp về Cam - Quít - Bưởi

1. Quít

Hỏi: Quít đường ghép gốc cam mật: ra trái nhiều, chăm sóc như thế nào ?

Đáp: Quít đường ra trái nhiều, nếu không tỉa bớt trái, cây không đủ dinh dưỡng nuôi trái, trái sẽ nhỏ, phẩm chất kém, năng suất không cao. Với bộ rễ và bộ tán lá có hạn, cung cấp phân bón gốc và phân bón lá định kỳ cây cũng chỉ hấp thụ giới hạn, bộ lá cũng tổng hợp dinh dưỡng (quang hợp) có hạn. Cần tỉa bớt trái chỉ để lại số trái vừa phải hợp với tán lá của cây, trái sẽ to, phẩm chất tốt, giá trị kinh tế sẽ cao hơn.

KS. Huỳnh Văn Nhật-TTKN

Hỏi: Ở Thái Lan khống chế chiều cao của cây ăn trái như: Sầu riêng từ 15 m còn 3 m, chôm chôm còn 2 m, vậy ở n­ước ta đã có vườn nào làm như­ vậy chư­a, và làm như­ vậy có ảnh hư­ởng đến sức thọ của cây không ?

Đáp: Với kỹ thuật trồng cây ăn trái ngày nay cần phải tỉa cành tạo tán. Trong giai đoạn cây mới trồng, cần cắt ngọn ở độ cao 60 – 80 cm cho ra cành cấp 1, để lại 2 - 3 cành phân bố đều. Cành cấp l dài 30 cm cắt ngọn lần 2 cho ra cành cấp 2 và cũng để 2 - 3 cành. Tiếp tục cắt tỉa 3 - 5 lần cho tán cây tròn đều sau đó để cây tự phát triển. Sau thu hoạch cần cắt tỉa các đầu cành, cành bên trong tán, cành gãy cành sâu bệnh, cành vư­ợt, tỉa bớt các cành chen lấn dày đặc.

Mục đích cắt tỉa tạo cho các lá trên cành và ngọn cành được nhận đủ ánh sáng để quang hợp, cần cắt tỉa cành ở ngọn cho ánh sáng xuyên vào bên trong tán, tán lá được thông thoáng ít sâu bệnh. Hạn chế chiều cao cây ở mức vừa phải tùy vào mật độ trồng để dễ phun xịt phân thuốc và thu hoạch. Cây trồng càng dày thì cần hạn chế chiều cao càng thấp.

Đối với các cây cho trái trên cành ngang như­ sầu riêng thì cắt tỉa các cành v­ượt cành nhỏ trên cành ngang. Cành ngang mọc từ thân chính cách nhau khoảng ít nhất 30 cm 1 cành, và phân bố đều xoay quanh thân chính, căng dây kéo sửa lại những cành kế tiếp nằm chồng nhau và kéo sửa các góc cành càng thẳng góc với thân chính càng tốt (tạo cành nằm ngang). Sầu riêng tùy mật độ trồng hạn chế chiều cao ở mức 4 - 6 m bằng cách cắt bỏ đọt, đọt mọc lại phải cắt bỏ hàng năm. Chôm chôm cũng tùy mật độ trồng mà hạn chế ngọn ở mức 3 - 5 m.

Việc trồng dày xén tỉa cành và hạn chế chiều cao với mục đích cho năng suất cao, phẩm chất trái tốt, tránh được đổ ngã... Thời gian sản xuất sẽ ngắn hơn, tuổi thọ không kéo dài, nên trồng mới khi cây đã cho năng suất giảm. Ở nư­ớc ta cũng bắt đầu áp dụng ở một số nhà vườn tiếp cận được với kỹ thuật này.

KS. Huỳnh Văn Nhật-TTKN

2. Cam

Hỏi: Cách trồng cam giống nước ngoài không hạt ?

Đáp: Cam nước ngoài không hạt còn phải xem lại có thích hợp về màu sắc vỏ, độ lớn, năng suất và phẩm chất. Chưa thể khẳng định ngay để trồng đạt xuất khẩu trong điều kiện ở nước ta, cần theo dõi ít nhất 3 mùa cho trái và ở từng vùng khác nhau.
Cam ghép trên gốc Volka trái vỏ dày, chua, hiện nay vẫn chưa có loại gốc ghép nào ưu thế hơn. Khi trồng cần bón nhiều phân chuồng, bón phân NPK cân đối và cung cấp thêm phân bón lá trái sẽ cho chất lượng tốt hơn.

KS. Huỳnh Văn Nhật-TTKN

3. Bưởi

Hỏi: Cách bón phân cho bưởi ra hoa đồng loạt ?

Đáp: Cây bưởi phân hóa mầm hoa trong điều kiện trải qua 1 thời gian khô hạn. Từ trổ hoa đến trái chín mất 8 tháng. Xử lý ra hoa lúc mùa nắng thì ngưng tưới nước, làm sạch cỏ mặt liếp, xới đất quanh gốc cho đất mau khô ráo, rút bớt nước ra khỏi mương liếp, giữ mực nước ở độ sâu xa rễ. Mùa mưa dùng vải nylon tủ gốc cả mặt liếp, rút bớt nước trong mương liếp, bơm nước ra khi gặp mưa. Giữ cây trong điều kiện khô hạn cho đến khi có triệu chứng héo, tưới lại đẫm nước hàng ngày. Sau 3 – 5 ngày bón phân và tưới nước đều đặn 2 – 3 ngày 1 lần.

Sau khi tưới nước và bón phân, khoảng 20 ngày cây sẽ ra hoa. Sau khi đậu trái 1 – 2 tháng cần bón phân nuôi trái 2 tháng 1 lần từ 1 – 2 kg NPK/cây tùy vào số lượng trái trên cây. Sau thu hoạch cắt tỉa cành bên trong tán, cành vượt, cành sâu bệnh … bón thêm phân chuồng và 2 lần phân hóa học cách nhau 2 tháng giúp cây hồi phục tích lũy dinh dưỡng để cho trái vụ sau.

KS. Huỳnh Văn Nhật-TTKN

Hỏi: Làm cách nào cho đọt non không ra lúc hoa nở ?

Đáp: Khi cây ra hoa hình thành tưới nước bón phân và phun phân bón lá để cây ra đọt non trước khi hoa nở thì hoa cũng bị cạnh tranh dinh dưỡng do lá non làm hoa phát triển kém, hoa nhỏ tỷ lệ đậu trái cũng sẽ kém. Muốn lúc hoa nở đọt non không ra, trước khi đến mùa ra hoa 1 tháng bón phân hỗn hợp với lượng phân lân cao, đạm thấp như NPK 10-50-17 thúc ra hoa rộ. Phun định kỳ MKP (KH2PO4) 50 g/10 lít. Phun 3 – 4 lần cách nhau 10 ngày 1 lần. Để tăng khả năng đậu trái lúc cây ra hoa phun phân bón lá giàu Bo vì Bo ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả. Thiếu Bo, nụ hoa quả non dễ rụng, Bo thúc đẩy hạt phấn nảy mầm giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

KS. Huỳnh Văn Nhật-TTKN


° Các tin khác
• Cách cho ăn phòng bệnh và thả giống vào tháng nào?
• Xin hướng dẫn mật độ cá – tôm thả nuôi ?
• Kỹ thuật đào mương quanh ruộng lúa để nuôi tôm càng xanh kết hợp nuôi cá chép?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb