Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Bạn cần biết: vì sao phải sấy lúa

Nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường sản xuất 2-3 vụ lúa/năm, sản lượng trung bình 17 triệu tấn/năm, hao phí sau thu hoạch rất lớn, từ 10-25%, trong đó khâu phơi đôi khi chiếm đến 10%. Làm thế nào để giảm tổn thất trong quá trình làm khô hạt?

Trong mùa mưa ẩm độ hạt lúa ngoài đồng lúc thu hoạch khoảng 28-30%, nếu không phơi sấy kịp thời (để trong bao hoặc đổ đống) thì sau 24 giờ hạt sẽ nảy mầm. Với điều kiện thời tiết bất thường ở vụ Hè Thu và Thu Đông, khi phơi lúa sẽ gặp nhiều khó khăn như: không phơi được trong những ngày mưa dầm, phụ thuộc nhiều vào sân bãi, chi phí lao động cao, khó tìm nhân công, hạt dễ bị lẫn tạp chất, hạt khô không đều nếu phơi quá dày và ít cào đảo, chất lượng hạt bị giảm do không đủ nắng, phơi không đúng kỹ thuật sẽ cho tỉ lệ gạo xay xát thấp.Vì vậy trong mùa mưa cần làm khô hạt kịp thời bằng biện pháp sấy.

Khi áp dụng biện pháp sấy lúa đúng kỹ thuật sẽ giảm được độ ẩm hạt đến mức an toàn cho tồn trữ và xay xát, giữ được phẩm chất hạt về màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng, tăng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khi xay xát, giảm hao hụt hạt trong mùa mưa; ngoài ra việc sấy lúa sẽ hạn chế tình trạng phơi lúa trên lề đường làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mở ra dịch vụ mới thu hút lao động nông thôn.Theo đánh giá của ông Ronald Cantrell (Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế) thì chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, như vậy nếu chúng ta áp dụng sấy lúa đúng cách cũng góp phần nâng cao chất lượng gạo, gia tăng giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu trong khâu sấy lúa cần chú ý mấy vấn đề sau:

- Nếu lúa đã bị lên mộng, mốc, ẩm vàng thì dù có sấy kỹ chất lượng lúa vẫn không cao, do đó cần đem lúa đi sấy đúng lúc, kịp thời.

- Lúa đem đi sấy không được lẫn nhiều tạp chất như: rơm vụn, dây buộc bao, bùn đất...

- Chọn máy sấy đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Chọn chủ lò sấy có uy tín, giá sấy chấp nhận được.

Hiện nay ở ĐBSCL có một số máy sấy như: máy sấy SRR, máy sấy đổ đống, máy sấy chạy lũ, máy sấy vĩ ngang. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn loại máy sấy cho phù hợp, chủ lò sấy phải hiểu biết về các tính năng kỹ thuật cũng như cách lắp đặt và vận hành máy.

Vĩnh Long  DAR


° Các tin khác
• Kinh nghiệm trồng nấm
• Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long ?
• Xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa
• Diệt rẹm bằng cách nào
• Cách xử lý nhãn ra hoa theo ý muốn
• Cách nào hạn chế xoài rụng trái non?
• Xoài bị rụng hoa và trái?
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Trừ ruồi đục quả bằng bả bẫy protein
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Khắc phục một số hiện tượng ấp nở gà con bằng máy thủ công
• Nên thu hoạch trái cây khi nào?
• Bệnh thối trái ớt mùa mưa
• Sâu bệnh trên thanh long
• Cây chuyển gen đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới chưa?
• Sau khi thu hoạch nho, làm thế nào để chuyển ra Bắc, vào Nam mà không bị hư?
• Bộ phận nào của con baba được coi là có giá trị dược liệu?
• Xin cho biết tác dụng của Nhân trần và cách pha chế?
• Phấn hoa mật ong có bản chất gì, có tác dụng chữa bệnh gì?
• Bọ trĩ và rầy mềm khi chích hút có để lại di chứng gì không, cách phòng trị?
• Dùng 1 gói Actara pha 2 lít nước, lấy ngọn dưa hấu nhúng vào đó có hiệu quả không?
• Xin các nhà khoa học cho lời khuyên để bà con nông dân quản lý được dịch hại?
• Loại thuốc nào có thể ngừa được bệnh vàng lùn mà có thể trộn vào giống?
• Xoài đang ra lá non, nhưng... đó là triệu chứng của sâu bệnh gì ? Trị thế nào ?.
• Về thuốc ACTARA
• Hỏi đáp - Cây Sầu riêng
• Hỏi đáp về Cam - Quít - Bưởi
• Cách cho ăn phòng bệnh và thả giống vào tháng nào?
• Xin hướng dẫn mật độ cá – tôm thả nuôi ?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb