Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long
HỎI ĐÁP: CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU VITAMIN TRONG CHĂN NUÔI GÀ BBT
1/ Hỏi: thiếu Vitamin A, D, PP gà thường biểu hiện triệu chứng gì?
Trả lời: - Nếu thiếu Vitamin A gà sẽ chậm phát triển, giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp, mắt mờ, mào khô, sừng hóa.
- Nếu thiếu vitamin D gà sẽ bị chứng xương mềm, đi tập tểnh, khớp xương biến dạng, gà đẻ xương rổng, võ trứng mỏng, giảm đẻ.
- Nếu thiếu Vitamin PP gà sẽ bị triệu chứng miệng lỡ lóet, viêm khớp, viêm ruột.
2/Hỏi: Nếu thiếu Vitami nhóm B gà thường biểu hiện triệu chứng gì?
Trả lời: - Nếu thiếu Vitamin B1 gà bị chứng chân yếu ngón co quắp, đầu nghẹo, không đi được, kém ăn, gầy còm.
- Nếu thiếu Vitamin B2 lòng đỏ trứng g à không thẫm, xu hướng đi bằng đầu gối, ngón co quắp, hấp thu thức ăn kém làm gà chậm lớn.
- Nếu thiếu Vitamni B12 gà thiếu máu chậm lớn.
3/Hỏi: Thiếu Vitamin E gà thường biểu hiện triệu chứng gì?
Trả lời: - Nếu thiếu Vitamin E gà thư ờng bị triệu chứng phù đầu, sưng xuất huyết não, gà con đi lại khó khăn, đi hay ngã hoặc đầu cúi gập giữa 2 chân. Gà kém hoạt động tỷ lệ nở thấp.
4/Hỏi: Nguyên nhân và cách phòng trị chứng thiếu Vitamin?
Trả lời: Nguyên nhân chính dẫn đến gà thiếu Vitamin là do thành phần thức ăn dùng nuôi gà thiếu Vitamin. Biện pháp khắc phục chủ yếu là bổ sung Vitamin vào thức ăn: Hanminvit-Super: 1g/1l ít nước hoặc 1 kg thức ăn. B complese: 1ml/con, tiêm bắp hoặc dưới da. Multivit-fort: 1ml/2kg thể trọng tiêm bắp dưới da. Thuốc giải: 3g/lít nước.
5/Hỏi: Vì sao gà thả vườn ít hoặc không mắc bệnh thiếu Vitamin so với gà nhốt?
Trả lời: Gà nuôi thả tự nhiên thông thường năng suất sản xuất thịt trứng thấp, dinh dưỡng được cân bằng tương tựlối sống tự do. Mặc khác gà chăn thả tự nhiên có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường biến đổi. Thức ăn chủ yếu tự kiếm, gặp cỏ ăn cỏ, gặp lá ăn lá, có cơm ăn cơm… xét về mặt dinh dưỡng gà chăn thả tự nhiên có chuỗi thức ăn phong phú, đa dạng có tác dụng bổ sung hỗ trợ vì vậy gà ít bị mắc triệu chứng thiếu Vitamin. Hơn thế gà chăn thả tự nhiên vận động nhiều, có đủ ánh sáng yếu tố cần thiết để tổng hợp 1 số Vitamin tăng quá trình trao đổi chất. Còn gà nuôi nhốt năng suất sản xuất cao trong điều kiện ít vận động, thiếu ánh sáng tự nhiên, thức ăn mất cân đối Vitamin do đó gà thường bị các triệu chứng của căn bệnh thiếu Vitamin. Cách phòng bệnh thiếu Vitamin (câu 4).
--------------------------------------------------------------------------------
HỎI ĐÁP VỀ CÂY TRỒNG
6/Hỏi: Để phòng trị bệnh Ốc Bươu Vàng trên ruộng lúa sử dụng thuốc đặc trị "Vịt Bầu" có hiệu quả không? Phun thế nào để đạt hiệu quả cao? Thuốc có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và môi trường không?
Trả lời: Chế phẩm đặc trị ốc Bươu Vàng có tên thương mại Bayluscide 250EC hay còn gọi là "Vịt Bầu" được Cục BVTV cho phép lưu hành. Với đặc tính thuốc di chuyển nhanh theo nước vào miệng ốc phá hủy hệ thống tiêu hoá và hô hấp làm cho ốc chết và còn diệt được cả trứng, có tác dụng nhanh ngay sau khi phun thuốc 15-20 phút nên nông dân sử dụng bước đầu thấy có hiệu quả. Để phun thuốc đạt hiệu quả cao cần áp dụng đúng theo khuyến cáo có in trên bao bì của thuốc. Với ưu điểm là thuốc thuộc nhóm IV, ít nguy hiểm, khi phun không cần pha trộn thêm thuốc khác và có hiệu lực trong vòng 5 ngày, thời gian lưu tồn ngắn nên thuốc ít gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên cần lưu ý không phun xịt thuốc trong ruộng có nuôi cá, không có bờ bao.
7/Hỏi: Có thể dùng vỏ và sơ mít chín để dẫn dụ ốc Bươu Vàng không? Nuôi cá trong ruộng lúa không muốn dùng thuốc đặc trị, bắt ốc bằng tay cách nào hiệu quả nhất?
Trả lời: Có một số thông tin nói rằng vỏ mít chín có thể dẫn dụ được ốc bươu vàng, tuy nhiên chưa có kiểm chứng cụ thể. Hiện nay, người nông dân thường dùng một số lá cây để dẫn dụ ốc như lá chuối, lá bông súng...thấy ốc cũng xuất hiện khá tập trung. Trên ruộng lúa, người ta thường chọn những nơi trũng hoặc gần mương cắm cọc tre để ốc trưởng thành đến đó đẻ trứng mà bắt ốc trưởng thành và trứng. Nên bắt ốc bươu vàng trong quá trình làm đất, khi cày hay bừa nên kết hợp bắt ốc bằng tay trên ruộng lúa vào buổi sáng hoặc chiều tối.
8 /Hỏi: Nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt ? Cách phòng trị?
Trả lời: Vỏ hạt lúa có vết nâu đen, hạt gạo trong lép, lửng bà con thường gọi là bệnh lem lép hạt. Tác nhân gây ra lem và lép hạt lúa thường khác nhau nhưng chúng có khả năng hỗ trợ nhau làm mức độ thiệt hại tăng cao. Lép hạt lúa thường do nhiều nguyên nhân như điều kiện thời tiết, tình trạng sinh trưởng của cây, bón phân không cân đối, do sâu bệnh gây hại....Lem hạt lúa là do sự ký sinh gây hại của các loại nấm như bệnh Đốm Nâu (Helmin thosporium oryzae), bệnh Gạch Nâu (Cercospora oryzae)..vv...
Cách phòng trị: Khi sử dụng lúa để giống cho vụ sau không dùng lúa vụ trước bị bệnh lem lép hạt khá nhiều vì nấm bệnh rất dễ lây nhiễm qua hạt giống. Cần xử lý hạt giống bằng các biện pháp như ngâm hạt giống vào nước 3 sôi 2 lạnh, xử lý bằng các loại thuốc hoá học như Bendazol 50WP, Zineb..vv...nhằm tiêu diệt nấm, vi khuẩn, tuyến trùng lưu tồn trên vỏ hạt. Cải tạo đất, bón phân cho lúa theo bảng so màu lá, bón cân đối NPK tránh thiếu hay thừa đạm, không để ruộng thiếu nước. Cần phun thuốc ngừa nấm bệnh lúc lúa trổ lác đác và lúc hạt vào chắc như Benomyl, Mancozeb..vv...Cần phòng trị các loại sâu bệnh như sâu cuốn lá gây hại lá đòng, rầy nâu, bọ xít hôi...vv...
9 /Hỏi: Mật độ khoảng cách trồng cam như thế nào là thích hợp?
Trả lời: Cam trồng quá dày dễ bị nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp, trái nhỏ, phẩm chất kém. Trồng thưa thì lãng phí diện tích đất canh tác, vườn cây nhiều cỏ dại, giữ ẩm kém. Do đó mật độ trồng rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của vườn cam. Thường mật độ trồng thích hợp cho cam là 3,5x3,5m (khoảng 1000cây/ha), để cây sử dụng ánh sáng mặt trời tốt, thông thoáng người ta thường trồng theo kiểu nanh sấu.
10/Hỏi: Tạo hình và cắt tỉa cho cam có tác dụng gì? phương pháp thực hiện?
Trả lời: Tạo hình nhằm mục đích để cây có thế vững chắc, chống chịu được gió, ít đổ ngã, cành nhánh phân bố hợp lý, đồng đều, rút ngắn khoảng cách thân cành tiện lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch. Cắt tỉa là việc cần làm thường xuyên nhất là sau khi thu hoạch, thường chọn cắt tỉa những cành nhánh già, gãy, sâu bệnh, cành vượt, cành mọc chồng chéo lên nhau, cành nhỏ yếu cho trái ít. Công việc này nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho những cành nhánh khoẻ, tạo sự thông thoáng và hạn chế sâu bệnh cho cây. Nếu công việc này thực hiện tốt sẽ giúp cho cây sớm ra hoa, tăng khả năng đậu quả và nâng cao tuổi thọ cho cây. Ở ĐBSCL người ta thường chọn kiểu tạo hình sau: Chọn 3 cành chính (cành cấp I) phân bố theo 3 hướng, khoẻ mạnh, góc độ phân cành so với thân chính khoảng 600, vị trí của cành chính thứ nhất cách mắt ghép khoảng 25-30cm, cành thứ II và cành thứ III cách nhau khoảng 30-45cm. Trên mỗi cành chính để 3 cành phụ (cành cấp II) có góc độ phân cành so với cành cấp I là 60-800, cành phụ thứ nhất cách nơi phân cành chính khoảng 40-60cm. Trên cành cấp II để 3 cành cấp III có góc độ phân cành so với cành cấp II là 20-250…. Góc độ phân cành hợp lý giúp cho cành sau này mang trái không bị oằn hay gãy và tán cây hướng được ánh sáng đầy đủ.
TSBS Nguyễn Hữu Vũ-TSBS Nguyễn Đức Lưu (Vĩnh Long Dard)
|