Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Cây ổi bị bệnh gì ?

Tôi trồng được một vườn ổi tứ quí giống Trung Quốc nhập nội gần như ra quả quanh năm, cho năng suất cao, chất lượng tốt, thơm ngon, bán được giá nhưng không hiểu vì sao đến năm thứ 3 thì trên nhiều quả xuất hiện nhiều nốt đen làm quả méo mó, biến dạng, teo dần và rụng hàng loạt gây thất thu; trên lá có nhiều nốt nâu gồ lên làm cho lá bị nhỏ lại, khô dần rồi chết làm cây còi cọc, kém phát triển. Bệnh phát triển nhiều nhất là trong các tháng mùa mưa. Xin cho biết đó là bệnh gì, cách chữa trị ra sao cho có hiệu quả?

Theo như mô tả thì vườn ổi nhà bạn đang bị bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh thán thư gây hại nặng. Bệnh do nấm Gloeosporium psidii và Glomerella psidii gây ra. Nấm thường tấn công trên các phiến lá non, cuống lá non, chồi non, hoa và trái non, dần dần phát triển thành các vết bệnh lớn gây thiệt hại như bạn đã thấy. Đầu tiên các sợi nấm lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại. Trên lá, bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần lên phía trên. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám viền xanh, dần dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh.

Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ. Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá. Trên quả ổi xanh xuất hiện các đốm đen nhỏ như đầu kim, sau đó phát triển thành các đốm tròn nâu sậm hay đen lõm vào thịt trái. Nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước, ăn không ngon, thậm chí bị nứt và rụng sớm.

Trong điều kiện khô hạn, vết bệnh khô lại có nhiều vòng đồng tâm, vùng bệnh trở nên cứng, sù sì. Với điều kiện ẩm độ cao, các vết bệnh có thể làm nhũn cả trái, trên mặt vết bệnh có lớp phấn màu hồng. Ở các trái non cũng có các triệu chứng ghẻ nhưng không rõ nét như các quả đã già. Nguồn nấm bệnh thường tồn lưu ở trong đất, các cành, lá, quả bị bệnh rụng xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản và lây lan theo gió và nước. Bệnh ghẻ hay thán thư trên ổi thường phát triển và gây hại nặng ở những tháng nóng ẩm, có mưa kéo dài.

Cách phòng trị: Để phòng ngừa loại bệnh nấm nguy hiểm này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:

- Xử lý hết nguồn bệnh trước khi trồng mới hoặc sau các vụ thu hoạch bằng cách đốn tỉa triệt để và thu gom hết các tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan. Trước khi trồng mới cần xử lý đất bằng vôi bột hoặc Falizan.

- Không nên trồng quá dầy làm vườn cây thiếu ánh sáng, cắt tỉa, tạo hình để các cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao trong vườn. Bón phân cân đối, tưới nước đủ ẩm cho cây sinh trưởng khoẻ, hạn chế được sự xâm nhập và gây hại của bệnh.

- Phun phòng bằng Boócđô 1% hoặc các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng như Copper-Zine, Copper-B, Oxýt clorua đồng pha nồng độ 0,25-0,3% (pha 25-30 g/bình 10 lít ), Benomyl, Zineb, Difolatan ở nồng độ 0,2% sau các đợt lộc hoặc khi cánh hoa rụng rất có hiệu quả.

- Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện hoặc đã gây hại nặng thì nên dùng các loại thuốc trừ nấm mạnh, có tính nội hấp 2 chiều như Ridomil, Aliette 80WP, Topsin M pha nồng độ 0,3% (30g/bình 10 lít) phun kỹ trong và ngoài tán, phun ướt đẫm toàn bộ mặt tán. Cần lưu ý là các hợp chất đồng có thể làm lá bị đổi màu rêu đỏ (các giống ổi có màu đỏ nhạt tương đối ít bị ngộ độc hơn).

Nguồn tin: NNVN



° Các tin khác
• Trừ ruồi đục quả bằng bả bẫy protein
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Khắc phục một số hiện tượng ấp nở gà con bằng máy thủ công
• Nên thu hoạch trái cây khi nào?
• Bệnh thối trái ớt mùa mưa
• Sâu bệnh trên thanh long
• Cây chuyển gen đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới chưa?
• Sau khi thu hoạch nho, làm thế nào để chuyển ra Bắc, vào Nam mà không bị hư?
• Bộ phận nào của con baba được coi là có giá trị dược liệu?
• Xin cho biết tác dụng của Nhân trần và cách pha chế?
• Phấn hoa mật ong có bản chất gì, có tác dụng chữa bệnh gì?
• Bọ trĩ và rầy mềm khi chích hút có để lại di chứng gì không, cách phòng trị?
• Dùng 1 gói Actara pha 2 lít nước, lấy ngọn dưa hấu nhúng vào đó có hiệu quả không?
• Xin các nhà khoa học cho lời khuyên để bà con nông dân quản lý được dịch hại?
• Loại thuốc nào có thể ngừa được bệnh vàng lùn mà có thể trộn vào giống?
• Xoài đang ra lá non, nhưng... đó là triệu chứng của sâu bệnh gì ? Trị thế nào ?.
• Về thuốc ACTARA
• Hỏi đáp - Cây Sầu riêng
• Hỏi đáp về Cam - Quít - Bưởi
• Cách cho ăn phòng bệnh và thả giống vào tháng nào?
• Xin hướng dẫn mật độ cá – tôm thả nuôi ?
• Kỹ thuật đào mương quanh ruộng lúa để nuôi tôm càng xanh kết hợp nuôi cá chép?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb