Bệnh trên cây dendrobium
Hỏi:
Em đang trồng khoảng 100 chậu dendrobium, thời gian đầu lá rất xanh và
mượt, khoảng mấy tháng sau thì trên lá có những đốm vàng sau đó thì vàng ra hết
cả lá, hiện tượng này hay bị ở những lá chân của cây dendrobium. Cho em hỏi đó
là bị bệnh gì nguyên nhân tại sao cây bị bệnh, em phải dùng phương pháp gì để
điều trì và phòng chống, dùng loại phân nào cho thích hợp, rất mong công ty giúp
đỡ, em cảm ơn công ty rất nhiều. (Nguyễn Thanh Tuệ - TP HCM)
Bình Điền trả lời: Do bạn mô tả không cụ
thể nên chúng tôi chỉ có thể dự đoán cây bị những trường hợp sau:
1) Thiếu các chất dinh dưỡng:
- Thiếu kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu
vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và
mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
- Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu
lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
- Thiếu molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những
lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây
kém phát triển.
2) Bị nấm bệnh:
- Bệnh đốm lá virus. Bệnh có thể do nhiều loại virus gây lên
nhưng phần lớn gồm 3 loại virus chính là Cymbidium Mosaic Virus (CyMV), Tobacco
Mosaic Virus (Orchid type, TMV-O) và Odontolossum Ringspot Virus (ORSV) gây lên.
Vết bệnh bất định hình màu nâu vàng hay đen xuất hiện ở đầu, mép hay giữa lá sau
lan rộng làm lá nhăn nhúm, lá mất màu.
- Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium rolfsu gây ra. Trên gối thân
bệnh màu vàng nhạt sau chuyển sang vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng. Lá
thường nhăn nhúm, cây sinh trưởng kém, có thể chết. Trên mô bệnh thường có nhiều
hạch nấm non màu trắng, hạch già màu nâu. Bệnh hại nhiều trên giống Oncidium và
Cattleya.
- Bệnh đốm lá do nấm Phylloostica sp gây ra. Vết bệnh nhỏ màu
vàng nhạt hơi lõm sau lan dần thành hình bầu dục theo chiều dọc của lá. Giữa vết
bệnh màu trắng xám, xung quanh màu nâu đen và có viền nâu đỏ. Bệnh nặng sẽ xuất
hiện quả cành của nấm nhỏ li ti màu nâu đen.
Cách phòng trị:
- Đối với trường hợp thiếu hụt các chất dinh dưỡng: Sử dụng
phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho hoa kiểng cao cấp: ĐT 501, 701, 901 (liều
lượng và cách dùng xem trên bao bì). Tham khảo thêm mục Thế giới hoa kiểng.
- Đối với trường hợp bị vi khuẩn, virus có thể dùng actara 25
WG để phòng trừ hay dùng Steptomycin sulphate (trừ lan vanda) để phòng trừ.
- Đối với trường hợp bị nấm có thể dùng Zinep, Starner 20 WP
hay Benomyl để phòng trừ.Chúc bạn thành công.
Nguồn tin: Bình Điền |