Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Có thể pha chung thuốc trừ sâu sinh học Bt với thuốc hóa học ?

Câu hỏi:
Thời gian gần đây, tôi thấy nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học Bt trên rau được khuyến cáo sử dụng cho cả các đối tượng côn trùng như các loại rệp, dòi đục lá… Như vậy có được không, xin giải thích rõ vấn đề này? Thuốc trừ sâu vi sinh Bt có thể pha chung với các thuốc hóa học khác không?

Trả lời:
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis viết tắt là vi khuẩn Bt. Trước đây chỉ phát hiện có một nòi là Bt. Kurstaki. Nòi vi khuẩn này chỉ có tác dụng với các loài sâu non miệng nhai thuộc bộ cánh phấn như sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp. Gần đây, người ta phát hiện một số nòi vi khuẩn Bt. mới như Bt. aizawai, Bt. Osmosiensis. Những nòi vi khuẩn Bt. mới này ngoài diệt được sâu non bộ cánh phấn còn có thể diệt được một số loài côn trùng khác như rệp, bọ trĩ, nhện đỏ hại nhiều loại cây. Sau này có thể người ta còn phát hiện, thậm chí tạo ra được các nòi vi khuẩn Bt. khác diệt được nhiều loại sâu hơn nữa để thay thế bớt cho thuốc hoá học độc hại với người và môi trường. Đó là chưa kể hiện nay có nhiều sản phẩm Bt. phối trộn với thuốc virus và thuốc sinh học Abamectin cũng có phổ trừ sâu rất rộng.

Xin lưu ý là thuốc Bt. nếu dùng sớm khi sâu còn nhỏ và phun đủ lượng thuốc, lượng nước thì hiệu quả trừ sâu cũng rất cao, không cần pha thêm thuốc hóa học để đảm bảo an toàn cao cho rau. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng trễ khi sâu đã lớn và nhiều, hoặc khi trên ruộng có nhiều loại côn trùng khác nhau về đặc điểm sinh học như nêu ở trên cùng tấn công gây hại thì có thể pha thêm thuốc hóa học để hiệu quả trừ sâu được nhanh và mạnh hơn. Hầu hết các thuốc hóa học trừ sâu hiện nay đều có thể pha chung với thuốc Bt. và phun ngay.

Lưu ý: Một số thuốc gốc Cartap như Padan, Dantac, Patox… không nên pha chung vì các thuốc trên hơi chua, có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn. Đặc biệt, các thuốc trừ nấm gốc đồng và kháng sinh như Kasugamycin, Exin, Cuprimicin… tuyệt đối không được pha chung vì những chất này có thể diệt chết vi khuẩn Bt.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Khoai Đà Lạt nứt củ
• Thời điểm phối giống bò tốt nhất
• Tác dụng của rong biển
• Các kinh nghiệm cho ra hoa trên cây trồng
• Bò bị sảy thai do thụ tinh nhân tạo?
• Giúp nông gia trúng mùa được giá
• Khoai Đà Lạt nứt củ
• Cây đỗ quyên Bỉ
• Ổ đẻ cho thỏ
• ở đâu bán cừu giống
• Bệnh thối gốc chảy mủ trên cây bưởi
• Vì sao bò không động dục?
• Bến Tre nuôi bò thịt có kinh tế không?
• Tuổi cho heo nọc phối giống
• Nuôi kỳ đà
• Bò tơ phối giống nhiều lần không đậu thai
• Dưa chuột bao tử bị thoái hoá
• Loài cây mới phục vụ chăn nuôi
• Bò bị bệnh gì?
• Thời điểm dê lên giống
• Vì sao heo nái sinh sản kém
• Ở Củ Chi có nuôi dê được không?
• Làm cách nào để lan rừng ra bông?
• Phòng trị bọ xít hại thanh long
• Trứng để trong tủ lạnh có bị lây virus
• Một số thắc mắc về dịch cúm gia cầm
• Bảo quản sữa dê
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Cách chọn nấm ăn
• Cây ổi bị bệnh gì ?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb