Các kinh nghiệm cho ra hoa trên cây trồng
Câu hỏi: Tại sao bông thường bị khô đen sau khi có sương mù, có phải do sương muối? Cách phòng trị?
Trả lời: Thực ra, đây không phải là do sương muối gây hại mà do khi có sương mù, ẩm độ không khí cao là điều kiện cho nấm bệnh collectrilium (thán thư) phát sinh và lây lan. Do đó, sau khi có sương mù hay mưa nhỏ, nhất thiết phải sử dụng các loại thuốc đặc trị thán thư như Anhacon, Bacistin hay thuốc bệnh ốc carbendazan. Khi phun, nên kết hợp với TOBA điều hay F95 nhằm tăng khả năng chống bệnh và đồng thời dưỡng hoa.
Câu hỏi: Tại sao khi trái điều còn non thường rụng hàng loạt? Cách phòng trừ?
Trả lời: Trái non thường bị rụng rất dữ dội, nhất là từ khi trái vừa đậu cho đén khi sắp có trái già. Có 3 nguyên nhân sau: - Rụng sinh lý: do cây mất cân đối dinh dưỡng. Dùng 10-15ml TOBA Fruit/8 lít để phun. - Rụng do bệnh; chủ yếu là do thán thư bông. Triệu chứng ban đều là trái bị nâu đen, héo mềm và rụng: Dùng Anhacol (25-30g)/ bình 8 lít phun ướt đẫm lá và chùm trái, sau đó 3 ngày phun TOBA điều (5-8ml/8 lít). - Rụng do côn trùng (chủ yếu là do bọ xít muỗi) dùng các loại thuốc gốc Cypermelin phun ướt tán lá và chùm trái, tiếp theo phun TOBA điều (5-8ml/8 lít). Trái rụng do tác nhân bọ xít muỗi gây ra thường có vết chích ở cuống trái hay ngay trên trái non. Vết chích thường xì mủ trong, sau đó vết bệnh sẽ xâm nhập vào làm trái bị khô đen và dính chùm trên cành.
Câu hỏi: Cần phun thuốc gì trong thời gian cây mang hoa để tăng khả năng đậu trái?
Trả lời: Điều ra hoa nhiều nhưng trái đậu rất ít do nhiều tác nhân, trong đó quan trọng nhất là do cây thiếu chăm sóc, nguồn dinh dưỡng không cân đối làm cho bông rụng nhiều, hạt phấn thiếu sức sống không đủ khả năng thụ phấn. Mặc khác, trong thời gian cây ra hoa, côn trùng và bệnh thường gây hại làm cho bông bị nát hoặc bị rụng. Để dưỡng bông và tăng đậu trái, nên sử dụng các loại thuốc như sau: Từ khi bông nhú cho đến khi có trái non, định kỳ 7-10 ngày: phun F95 hoặc TOBA điều kết hợp với thuốc bảo bảo vệ thực vật (trừ sâu, bệnh). Trong thời gian hoa nở rộ, hạn chế thuốc trừ sâu để dẫn dụ côn trùng thụ phấn, lúc này chỉ cần phun thuốc trừ bệnh với thuốc dưỡng hoa như TOBA điều hay F95. Còn trong những giai đoạn khác thì vẫn phun thuốc trừ sâu với thuốc đậu rái (F95 – TOBA điều).
Câu hỏi: Để bông vươn dài, khỏe, có nhiều hoa lưỡng tính, cần sử dụng những loại thuốc nào cho hiệu quả?
Trả lời: Sau khi rụng lá, trên đỉnh chồi sẽ tiếp tục đâm ra chồi non mới, sau đó mới ra hoa. Để bông vươn dài, có nhiều hoa lưỡng tính, ta cần sử dụng một trong các thuốc sau: 1. F94: phun 80g/bình 8 lít. 2. F94 vọt hoa: 50-80g/bình 8 lít. 3. TOBA TSL 4-5g/bình 8 lít. Phun tốt nhất là trước lúc cây ra hoa, lúc đó chồi lá vừa nhú khoảng 10 cm cho đến khi có 6-7 lá thật. Khi phun các chế phẩm trên nên kết hợp với thuốc trừ sâu (nhóm cúc - gốc cypermelin <25t0C) để bảo vệ lá non tránh sự tấn công của côn trùng.
Câu hỏi: Làm sao để lá điều rụng nhanh và đồng loạt?
Trả lời: Để lá điều rụng nhanh và đồng loạt, cần thực hiện các thao tác kỹ thuật sau: Trước thời điểm cây ra hoa thường niên 2-2,5 tháng, bón phân gốc (20-20-15). Khi lá già, có màu xanh đậm: phun 1 trong các loại thuốc sau: a. F94 đặc biệt: hòa 60-80g/bình 8 lít. b. Super Flower rụng lá điều: 60g/ bình 8 lít. Ngoài tác dụng gây rụng lá đồng loạt, các sản phẩm trên còn có khả năng kích thích ra hoa sớm và giúp bông vươn dài, mập, khỏe.
Câu hỏi: Trong ao nuôi tôm, cá có rong nhớt và nhiều loại rong khác xuất hiện. Xin hãy giải thích nguyên nhân, tác hại và cách xử lý?
Trả lời: Nguyên nhân: Do ao nước quá cạn nên ánh sáng có thể xuyên xuống nền đáy ao hay mương, trảng. Cùng với nền đáy nhiều chất hữu cơ nên rong phát triển mạnh ở đáy ao. Tác hại: Rong phát triển làm cản trở quá trình bơi lội bắt mồi của tôm, cá đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước làm cho tảo trong ao khó phát triển, làm oxy giảm thấp vào ban đêm, làm biến động pH giữa trưa và sáng nhất là khi rong chết xác bã phân hủy tạo nhiều khí độc, làm thối nước ao ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cá trong ao.
Cách xử lý: Khi ao nuôi có nhiều rong xuất hiện phải dọn hết rong và cấp đủ nước ao, bón phân gây màu cho ao, tiện lợi nhất là dùng hợp chất dinh dưỡng GÂY MÀU NƯỚC. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Cty TOBA đã cho ra đời sản phẩm GÂY MÀU NƯỚC. Hợp chất này được chiết xuất bởi công nghệ hiện đại từ các nguồn thực vật giàu dinh dưỡng. Khi sử dụng GÂY MÀU NƯỚC sẽ làm cho môi trường nước thích hợp cho sự phát triển hệ tảo và phù du sinh vật, tạo nguồn thức ăn cho tôm, cá. Tôm, cá mau lớn, khỏe mạnh sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm bớt các bệnh tật, đặc biệt là các bệnh: đen mang, phồng nắp mang, hoại cơ. Tuy nhiên, công dụng chính của GÂY MÀU NƯỚC vẫn là gây màu nước tức thì cho ao nuôi tôm, cá.
Liều dùng: 1 lít/3000m3 nước, tạt trước khi thả giống 7 ngày, sau đó mỗi tháng tạt 1 lần (sử dụng cho ao nuôi). Còn đối với ao ương giống, tạt trước khi thả giống 1-2 ngày để tạo màu nước và phù du sinh vật. Nói tóm lại: Để hạn chế rong phát triển cần phải dùng GÂY MÀU NƯỚC ngay từ khâu chuẩn bị ao đồng thời không nuôi tôm, cá với mực nước thấp. Nếu đáy ao dơ do xác rong bị phân hủy cần xả nước tầng đáy, dùng các loại khoáng, chất sinh học như menBac, Super men để xử lý khí độc dưới ao.
Câu hỏi: Cách phun thuốc để hoa nhú mạnh và đồng loạt?
Trả lời: Một tuần sau khi phun thuốc kích thích ra hoa, bà con thực hiện bước cuối cùng để hoa nhú mạnh và đồng loạt: hoà 20g F.94 đặc biệt(hay SUPER FLOWER)vào bình 8 lít, phun ướt cả tán lá, phun 1 lần Sau khi phun F.94 đặc biệt được khoảng 3 tuần, hoa Sầu Riêng sẽ nhú rất nhiều ở các cành lớn. |