Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Ổ đẻ cho thỏ

Ở địa phương chúng tôi, có rất nhiều kiểu chuồng nuôi và ổ đẻ cho thỏ, xin cho biết, kiểu chuồng nuôi và ổ đẻ nào thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta?
(Nguyễn Thị Cẩm Linh, Ngân hàng NN-PTNT, chi nhánh Hòa Mỹ, ấp Bình Tịnh, xã Hòa Tịnh, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long)

Trả lời:
Có rất nhiều kiểu chuồng nuôi và ổ đẻ cho thỏ. Chúng tôi xin giới thiệu kiểu chuồng nuôi và ổ đẻ thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta như sau:

1. Chuồng nuôi: Chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà…

Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, kích thước ngăn chuồng: Dài 50 – 60cm, rộng 45 – 55cm, cao 45-55cm, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao…

Chuồng nuôi thỏ nên chia ra làm nhiều ngăn, thỏ ở ngăn này không chui sang ngăn kia được. Thỏ đực, cái sinh sản nhất thiết mỗi con một ngăn. Đối với thỏ thịt có thể nhốt 4 – 8 con/ngăn. Thỏ sau cai sữa có thể nhốt nhiều hơn 10 – 15 con/ngăn. Chuồng nuôi thỏ có thể làm 1 tầng hoặc 2 – 3 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 –3 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.

Chuồng tầng nuôi được nhiều thỏ, thao tác chăn nuôi giảm, đi lại thuận tiện, năng suất lao động tăng, góp phần hạ giá thành sản phẩm thỏ giống, thỏ thịt và như vậy lợi nhuận sẽ cao.

Chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng mắt cáo 1cm2 hoặc song tre. Đáy chuồng có thể làm bằng lưới mắt cáo 1cm2 hoặc tre già (ít thấm phân, nước tiểu thỏ), nan to bằng ngón tay vót tròn, đóng như dát giường, nan cách nhau từ 8 – 15mm, dễ dàng vệ sinh, sát trùng.

Như vậy, phân và rác lọt xuống dễ dàng, nhưng không làm lọt chân thỏ khi chạy nhảy hay bị què hoặc sây sát. Phía trên trần hoặc phía dưới có nắp đậy đóng, mở dễ dàng khi bắt thỏ. Chuồng nuôi thỏ là môi trường sống trực tiếp của thỏ hằng ngày, hằng năm, nếu không chuẩn bị tốt và đúng kỹ thuật thì sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn. Có khi rắn, chuột chui vào bắt hết đàn thỏ sơ sinh hoặc đáy chuồng làm phân và nước tiểu đọng lại, không thoát, gây bệnh cho thỏ…

2. Ổ đẻ: Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1 –2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27- 28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.

Kinh nghiệm thâm canh vải thiều

Để tiện cho việc theo dõi và thực hiện, xin nêu những công việc cần phải làm qua các tháng trong năm.

Tháng 1: Thời kỳ cây phân hóa mầm hoa, cần phải khống chế lộc đông, để cây tập trung dinh dưỡng phân bón được nhiều mầm hoa. Có thể khống chế lộc đông bằng nhiều cách: Cuốc lật xung quanh tán cây rộng 40 – 50cm, sâu 4 – 5cm quanh mép ngoài của tán lá, hạn chế bón phân tưới nước, khoanh vỏ ở cành cấp II.

Tháng 2: Thời kỳ cây phát triển nụ hoa, cần theo dõi tình hình sinh trưởng của cây. Công việc chính là cắt bỏ cành tăm, cành vô hiệu, bón phân thúc nhẹ (tưới nước phân chuồng ngâm với phân lân hoặc tưới nước phân đạm pha loãng) chỉ bón cho những cây đã xuất hiện rõ mầm hoa.

Dùng Sapen Alpha 5EC hỗn hợp với Carbenzim 500 FL phun trừ bọ xít, rệp, bệnh thán thư.

Tháng 3: Thời kỳ cây nở hoa, tạo mọi điều kiện cho hoa nở và thụ phấn tốt. Biện pháp là thả ong để lấy mật, phun thuốc kích thích đậu quả. Dùng See Saigon 25 EC hỗn hợp với Alpine 80 WP để trừ bọ xít, rệp, bệnh sương mai.

 Nguồn Tin:NNVN


° Các tin khác
• ở đâu bán cừu giống
• Bệnh thối gốc chảy mủ trên cây bưởi
• Vì sao bò không động dục?
• Bến Tre nuôi bò thịt có kinh tế không?
• Tuổi cho heo nọc phối giống
• Nuôi kỳ đà
• Bò tơ phối giống nhiều lần không đậu thai
• Dưa chuột bao tử bị thoái hoá
• Loài cây mới phục vụ chăn nuôi
• Bò bị bệnh gì?
• Thời điểm dê lên giống
• Vì sao heo nái sinh sản kém
• Ở Củ Chi có nuôi dê được không?
• Làm cách nào để lan rừng ra bông?
• Phòng trị bọ xít hại thanh long
• Trứng để trong tủ lạnh có bị lây virus
• Một số thắc mắc về dịch cúm gia cầm
• Bảo quản sữa dê
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Cách chọn nấm ăn
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Cây thiên lý lụi dần
• Mật ong: Những điều chưa biết
• Nuôi bò thịt chất lượng cao
• Sâu đục cành chè
• Vòi voi gây hại xoài
• Ăn gà nhà nuôi có an toàn?
• Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb