Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Tuổi cho heo nọc phối giống

Mấy tháng tuổi mới có thể cho heo nọc phối giống, phương pháp sử dụng và thời gian sử dụng heo nọc như thế nào tốt nhất, một heo nọc bình thường có thể làm việc được với bao nhiêu nái?(Huỳnh Văn Sơn, ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)

Trả lời: Đối với các giống heo ngoại như Yorshire, Landrace, Duroc… 3 tháng tuổi đã có tinh trùng trưởng thành. Còn các giống heo nội như Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên, Móng Cái, thì 1 –2 tháng tuổi đã có tinh trùng trưởng thành, nhưng lúc này heo nọc chưa trưởng thành, chưa thành thục về tính dục.

Vì vậy, cần phải cho heo nọc phối giống (phủ nọc) theo thời gian quy định của từng giống: Heo ngoại từ 8 tháng tuổi trở lên và có trọng lượng trên 90kg; heo lai từ 6 tháng tuổi trở lên và có trọng lượng từ 70kg trở lên; heo nội từ 5 tháng tuổi trở lên và có trọng lượng từ 30kg trở lên.

Phương pháp sử dụng heo nọc: Heo nọc từ 8 – 12 tháng (khoảng 90 – 120kg) phối giống không quá 3 lần/tuần; heo trưởng thành trên 12 tháng (khoảng 150kg) phối giống không quá 5 lần/tuần. Định kỳ kiểm tra chất lượng tinh dịch của những heo đực cho phối trực tiếp 2 – 3 tháng/lần; không nên cho heo đực làm việc quá sức, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lượng, chất lượng heo con đẻ ra và sức khỏe heo đực.

Nên cho heo phối lúc sáng sớm hoặc chiều mát; không cho phối lúc heo đực quá no hoặc quá đói; không nên đánh đập heo đực và cần thiết phụ giúp đối với heo đực tơ mới tập nhảy. Nên ghi chép sổ sách phối giống và theo dõi tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra sống, chết, để có biện pháp kiểm tra nguyên nhân do đực giống hay heo nái. Sau mỗi lần phối giống nên bồi dưỡng 2 hột gà hoặc giá đỗ hay lúa nảy mầm 0,5kg/con/ngày. Định kỳ chích vitamin ADE 1-2 lần/tháng, mỗi lần 2cc.

Thời gian sử dụng heo nọc: Giai đoạn phủ nọc có chất lượng tinh trùng tốt nhất là từ 12 – 36 tháng tuổi. Thời gian sử dụng tối đa có thể tới 6 – 7 năm (đối với những con đực giống tốt và hiếm).

Thường thì sau 2 –3 năm là loại thải. Trong quá trình sử dụng, nếu đực giống biểu hiện các đặc tính chân yếu, sợ nái, biếng đi, hung dữ, không chịu ăn uống, tinh trùng yếu và ít hoặc tỷ lệ kỳ hình cao, thì nên loại thải, không phụ thuộc vào thời gian.

Khả năng làm việc của heo nọc: Bằng phương pháp nhảy trực tiếp thì 1 heo nọc có thể làm việc được cho kết quả thụ thai tốt từ 50 – 60 nái/năm. Bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thì khả năng gấp 10 lần (tức 500 – 600 nái/năm).

Nguồn Tin:NNVN


° Các tin khác
• Nuôi kỳ đà
• Bò tơ phối giống nhiều lần không đậu thai
• Dưa chuột bao tử bị thoái hoá
• Loài cây mới phục vụ chăn nuôi
• Bò bị bệnh gì?
• Thời điểm dê lên giống
• Vì sao heo nái sinh sản kém
• Ở Củ Chi có nuôi dê được không?
• Làm cách nào để lan rừng ra bông?
• Phòng trị bọ xít hại thanh long
• Trứng để trong tủ lạnh có bị lây virus
• Một số thắc mắc về dịch cúm gia cầm
• Bảo quản sữa dê
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Cách chọn nấm ăn
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Cây thiên lý lụi dần
• Mật ong: Những điều chưa biết
• Nuôi bò thịt chất lượng cao
• Sâu đục cành chè
• Vòi voi gây hại xoài
• Ăn gà nhà nuôi có an toàn?
• Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?
• Ở Đồng Nai, Quảng Nam... có nuôi Cừu được không?
• Trùn quế
• Trang trại Sinh Thái
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb