Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Bò bị bệnh gì?

Hỏi:
Bò sốt cao, âm hộ có dịch chảy ra màu nâu thẫm, mùi khó chịu, nguyên nhân và biện pháp phòng trị? (Trần Thanh Liêm, 41/3, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Trả lời:
Bò sốt cao, âm hộ có dịch chảy ra màu nâu thẫm, mùi rất khó chịu. Đây là triệu chứng của bệnh viêm tử cung, một bệnh thường gặp ở bò sữa.

+ Nguyên nhân: Tử cung có thể bị viêm nhiễm trong một số trường hợp sau: Do thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung. Cũng có thể do nhảy trực tiếp gây nên; do đẻ khô hoặc bị sát nhau; do viêm nội mạc tử cung nhưng bò sữa vẫn có chu kỳ động dục bình thường và hình thành thể vàng. Đây chính là trường hợp viêm nội mạc tử cung tích mủ với thể vàng tồn lưu và sau đó bò cái không động dục nữa.

+ Điều trị: Đối với chứng viêm tử cung, tiến hành theo ba bước sau: trước hết, dùng các chất kháng khuẩn rửa tủ cung nhiều lần như: Rivanol, dung dịch 1 - 2%, khoảng 300 - 500ml; nước muối, dung dịch 1 - 2%, khoảng 300 - 500ml; dung dịch lugol: 100ml. Sau đó đưa vào tử cung các loại kháng sinh phổ rộng như: Oxytetracycline: 2,5g; Kanamycine: 3g pha với 30ml nước; Ampicycline: 2- 3g pha với 30ml nước; kết hợp với điều trị toàn thân bằng tiêm bắp trong vòng ít nhất 5 ngày với một trong các loại kháng sinh sau: Gentamycine: 1 ml cho 10kg thể trọng; Ampi-septol: 1ml cho 10 -12kg thể trọng; Kanamycine: Liều 750mg hòa tan trong 100ml dung dịch nước sinh lý; Penicilline: Liều 750mg hòa tan trong 100ml dung dịch nước sinh lý.

Trong trường hợp sát nhau thì sử dụng viên đặt tử cung phải dùng tay nhẹ nhàng loại bỏ đến mức tối đa phần nhau còn lại, sau đó mới thụt rửa. Nếu là trường hợp viêm nội mạc tử cung với thể vàng tồn lưu thì tiêm 2ml prostaglandin hoặc các chất tương tự, để làm tiêu biến thể vàng, đồng thời cổ tử cung mở, tử cung co bóp và như vậy mủ được thải ra ngoài.

Nguồn tin: KS.Đặng Tịnh (Báo nông nghiệp)


° Các tin khác
• Thời điểm dê lên giống
• Vì sao heo nái sinh sản kém
• Ở Củ Chi có nuôi dê được không?
• Làm cách nào để lan rừng ra bông?
• Phòng trị bọ xít hại thanh long
• Trứng để trong tủ lạnh có bị lây virus
• Một số thắc mắc về dịch cúm gia cầm
• Bảo quản sữa dê
• Bệnh đốm rong hại nhãn
• Cách chọn nấm ăn
• Cây ổi bị bệnh gì ?
• Cây thiên lý lụi dần
• Mật ong: Những điều chưa biết
• Nuôi bò thịt chất lượng cao
• Sâu đục cành chè
• Vòi voi gây hại xoài
• Ăn gà nhà nuôi có an toàn?
• Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?
• Ở Đồng Nai, Quảng Nam... có nuôi Cừu được không?
• Trùn quế
• Trang trại Sinh Thái
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo
• Ruồi đục quả ổi
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi.
• Hỏi đáp - Trao đổi kinh nghiệm về phân bón
• Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb