Sâu bệnh trên thanh long
Câu 1:
Hỏi: Đặc điểm ruồi đục trái thanh long và
cách phòng trừ như thế nào?
Đáp: Ruồi đục trái thanh
long cũng là loài ruồi thường đục trên các trái cam, quít, nhãn, ổi, táo, xoài.
Đối với cây thanh long, đây cũng là loại sâu hại phổ biến và nguy hiểm, nhất là
đối với thanh long xuất khẩu. Ruồi trưởng thành chích và đẻ trứng vào trái.
Dòi (ruồi non) đục ăn thịt trái, chỗ đục có nhựa chảy ra, trái bị hư thối và
rụng. Dòi làm nhộng trong đất và phá hại chủ yếu trong mùa mưa. Ruồi trưởng
thành xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa. Các biện pháp phòng trừ là: - Vệ
sinh đồng ruộng, dọn cỏ và thu gom tiêu hủy các trái rụng. - Rải thuốc trừ
sâu dạng hạt quanh gốc cây để diệt nhộng. - Đặt bẫy bả dẫn dụ và tiêu diệt
ruồi trưởng thành. Hoặc dùng thuốc dẫn dụ ruồi trưởng thành là Vizubon, Ruvacon.
Việc phun thuốc trừ ruồi đục trái với thanh long ít hiệu quả.
Câu
2:
Hỏi: Ngọn cành thanh long bị thối, đó là bệnh gì
và cách phòng trừ?
Đáp: Có thể gọi đó là bệnh thối ngọn
hoặc thối đầu cành. Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra. Ngọn cành thanh long bị
bệnh chuyển màu vàng, mềm ra, sau đó bị thối. Cây bị bệnh phát triển chậm, số
cành giảm hẳn. Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa. Khi phát hiện mới có
bệnh dùng các thuốc Bendazole, Viben-C, Vimancoz, Vithi-M, Topsin-M, Manozeb,
phun ướt đẫm các ngọn và cành cây. Các thuốc này cũng phòng trừ được nhiều bệnh
khác trên cây thanh long.
Câu 3:
Hỏi: Trên
cành thanh long có những đốm nâu hoặc xám, đó là bệnh gì và cách phòng trừ
?
Đáp: Trên cành thanh long thường có 2 loại bệnh phổ
biến là bệnh đốm nâu và bệnh đốm xám. - Bệnh đốm nâu trên thân và cành tạo
thành những đốm tròn như mắt cua, màu nâu. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung tạo
thành những vết dọc theo thân cành. Bệnh do nấm Gleosporium agaves gây ra. -
Bệnh đốm xám (nám cành), do nấm Sphaceloma sp. gây ra trên thân cành có những
đốm hoặc vết biến màu, trên đó mọc lên lớp nấm màu xám tro, nhám. Bệnh làm thân
cành kém phát triển, hoa và trái non bị rụng. Phòng trừ bằng chống úng và
chống hạn cho cây, bón đủ phân và phun các thuốc như đối với bệnh thối ngọn.
Câu 4:
Hỏi: Cây thanh long bị
rụng nụ hoặc nứt vỏ trái, do nguyên nhân gì và cách khắc
phục?
Đáp: Hiện tượng rụng nụ và nứt vỏ trái thanh long
chủ yếu do các nguyên nhân về sinh lý. - Rụng nụ thường xuất hiện khi số nụ
trên cành nhiều. Nụ hình thành 5 – 7 ngày thì không phát triển nữa, vàng rồi
rụng. Tỉ lệ rụng nụ 10 – 20%. Trái non cũng có thể tiếp tục bị rụng. Đây là hiện
tượng cây tự cân bằng sinh lý để nuôi số trái còn lại trên cây. Khi cây thiếu
phân bón, bị úng hoặc hạn thì số nụ và trái rụng nhiều hơn. Để hạn chế rụng nụ,
rụng trái non cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có sức nuôi được nhiều
trái lớn. - Hiện tượng nứt vỏ trái chủ yếu do thời tiết. Khi trái đang ở giai
đoạn tăng trưởng thể tích gặp trời khô hạn, sau đó khi ruột trái phát triển lại
gặp mưa nhiều hoặc tưới nước nhiều thì trái hay bị nứt vỏ. Ngoài ra, nếu để quả
trên cành lâu quá cũng thường bị nứt. Khắc phục hiện tượng này bằng cách kiểm
soát độ ẩm đất, không để vườn bị khô hạn trong thời gian cây nuôi trái.
Theo www.setira.com.vn |