Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Sâu đục cành chè

Hỏi: Vườn chè nhà tôi đang bị một loại sâu đục cành rất nặng, có cây bị chết khô, tôi đã phun nhiều loại thuốc nhưng hiệu quả không cao, xin cho biết có cách nào hoặc loại thuốc nào phòng trừ tốt không?

Đáp: Loại sâu đục cành mà bạn mô tả thật ra là mọt đục cành chè, đây là loại sâu hại rất phổ biến trên cây chè ở các vùng trồng trong cả nước, đặc biệt gây hại nặng trên vùng chè Bảo Lộc thời gian gần đây… Bọ trưởng thành là một loài côn trùng cánh cứng có kích thước nhỏ, thân chỉ dài khoảng 2mm, màu nâu đen, đầu có dạng mỏ ngắn ẩn dưới mảnh cứng của ngực. Sâu non màu trắng sữa, không có chân, dài khoảng 3mm, nhộng cũng có màu trắng ngà.

Mọt trưởng thành sau khi vũ hóa chỉ vài giờ đã đục vào trong cành chè và khi đã chui vào trong rồi thì việc phun thuốc sẽ kém hiệu quả, vì vậy khi cần phòng trừ mọt đục cành chè, cần lưu ý bạn một số điểm sau đây:

- Nên kết hợp dầu khoáng (dạng thương phẩm có tên SK EnSpray 99EC) với thuốc trừ sâu để phun theo liều lượng cụ thể như sau (tính cho 1 bình xịt 8 lít ):

* 20 ml dầu khoáng SK99 + 25 ml thuốc Sago Super 20EC hoặc

* 20 ml dầu khoáng SK99 + 15 ml thuốc Sherzol 205EC hoặc

* 20 ml dầu khoáng SK99 + 05 ml thuốc SecSaigon 50EC

- Phải phun phòng vào đầu mùa mưa khi bọ trưởng thành mới phát sinh, khi phun chú ý phun kỹ vào cành và thân cây chứ không chỉ phun phớt trên lá. Nên phun định kỳ 7-10 ngày/lần và có thể phải phun từ tháng 4 đến tháng 6 (nếu vườn chè bị hại nặng từ năm trước). Và nhớ đảm bảo thời gian cách ly!

Gia Dũng (Theo NNVN)



° Các tin khác
• Vòi voi gây hại xoài
• Ăn gà nhà nuôi có an toàn?
• Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?
• Ở Đồng Nai, Quảng Nam... có nuôi Cừu được không?
• Trùn quế
• Trang trại Sinh Thái
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo
• Ruồi đục quả ổi
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi.
• Hỏi đáp - Trao đổi kinh nghiệm về phân bón
• Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm
• Nuôi kỳ đà
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb