Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Hỏi & đáp

Ăn gà nhà nuôi có an toàn?

VietNamNet xin giải đáp một số thắc mắc của độc giả liên quan đến dịch cúm gia cầm như sau:

Lan Phương, Thái Bình: Vùng tôi ở chưa có dịch cúm, nhà tôi có nuôi gà và gà vẫn khoẻ mạnh. Tôi ăn thịt gà có được không?

Có thể do từ ngữ “cúm gà” mà nhiều người hầu như chỉ chú ý đến nguy cơ lây nhiễm từ gà, ít nghĩ đến nguy cơ từ chim trời! Gần gũi nhất là chim sẻ vốn thường sà xuống ăn ké gà, để lại nhớt dãi, phân.

Xem lại các trường hợp tử vong do H5N1 ở Việt Nam, không ít trường hợp do nuôi gà vịt, hoặc sau khi giết, ăn thịt gà vịt nuôi ở nhà. Nuôi chuồng rào kín cả nóc thì không sao, để chuồng ngoài trời dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Gà nhà có thể không bị bệnh nhưng chim trời lại có thể có bệnh và lây lan. Cũng có khi gà bị bệnh lây từ tiếp xúc gián tiếp (thức ăn gia súc, chó chạy rông tha chim, gà chết về...). Để đảm bảo an toàn, bạn không nên ăn thịt gà ngay cả khi nơi bạn sống chưa có dịch.

Phan Văn Thành, 256 Porter Street, Ignilos, QLD 4124, Australia, thanh2003@yahoo.com: Thịt gà bị đã bị nhiễm khuẩn H5N1 sau khi đã nấu chín kỷ thì vi khuẩn có còn sống không? Tại sao vẫn có thể lây lan qua cho người ăn? Hoàng Văn Hùng, Đội 4, Liên Hà, Đan Phượng, Hà Tây, kiniem19852004@yahoo.com: Theo em biết virut cúm gia cầm ở 75 độ C bị chết. Vậy ăn gia cầm chín rồi tức là ở 100 độ C thì có bị mắc virut cúm này không? Em xin chân thành cảm ơn.

Đúng là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã giải thích virut H5N1 chết ở nhiệt độ 70 độ C, tuy nhiên tổ chức này cũng lưu ý rằng giết mổ, vặt lông, chặt xẻ, nấu nướng chính là những giai đoạn nguy hiểm nhất, mặc dù ăn thịt đã được nấu đúng cách.

Chính vì biết có một nửa nên người ta hay quên rằng người khác khi làm thịt, nấu nướng có thể bị nhiễm nếu như con vật đó đã bị nhiễm. Những sơ sẩy như thế đã dẫn đến những trường hợp cùng một gia đình có nhiều người nhiễm. Vì thế, tốt hơn hết các bạn không nên ăn thịt gia cầm trong mùa dịch.

Vũ Hồng Trang, Thanh Hoá, trangngia@yahoo.com: Xin quý báo cho biết vacxin phòng cúm gia cầm ở người? Hiệu lực của vacxin được bao nhiêu lâu? Lê Minh Đông, donglqng@yahoo.com: Tôi xin hỏi vacxin phòng cúm gà hiện nay là loại gì? Độ an toàn thế nào? Nếu an toàn, tại sao chúng ta không phát động phong trào toàn dân tiêm phòng phòng chống bệnh cúm gà?

Hiện nay ở Việt Nam chưa có vacxin phòng cúm gia cầm cho người. Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang khẩn trương hoàn thành các bước thử nghiệm vaccine cúm H5N1 trên người ở các phòng thí nghiệm. Nếu không có gì thay đổi, đầu năm 2006, Việt Nam sẽ chính thức thử nghiệm trên người và sau đó sẽ sản xuất vaccine phòng cúm H5N1 cho người.

Nguyen Thi Loan, Biên Hòa, Đồng Nai, tiamo_hl2004@yahoo.com: Tôi muốn hỏi ăn trứng có nguy hiểm như ăn thịt gà không? Hiện này, giá trứng chỉ giảm chút ít, các tiệm cơm, tiệm bánh mì vẫn làm trứng ốp la. Tôi muốn hỏi mức độ nguy hiểm của việc ăn trứng. Xin chân thành cảm ơn. Hoàng Dũng, Hà Nội, htcom2003@yahoo.com: Em đang hoang mang quá, sau khi có dịch, em rất hay ăn thịt gà và trứng ốp. Hai tuần nay, em thấy khó thở, tim đập nhanh và đau nhức người, chỉ thiếu sốt cao và run. Em thấy hơi lo lắng. Cho em hỏi người bị nhiễm virut H5N1, sau bao lâu thì phát bệnh?

Virút H5N1 tồn tại rất nhiều trong phân gia cầm nên chúng bám trên bề mặt vỏ trứng. Những con gia cầm đang trong giai đoạn ủ bệnh vẫn có thể đẻ trứng và cúm gia cầm tồn tại trong cả lòng đỏ, lòng trắng cũng như vỏ trứng. Vì vậy, ăn trứng gia cầm cũng nguy hiểm không kém ăn thịt gia cầm. Các bạn không nên ăn các món tươi sống có liên quan đến gà như tiết canh, trứng ốp-la... Người nhiễm virut cúm gia cầm thường phát bệnh sau một tuần.

VietNamNet

 

 


° Các tin khác
• Cách chăm sóc và nơi mua giống đà điểu
• Tìm tài liệu nào để có thể tự học cách trồng nấm ăn và nấm dược liệu?
• Heo rừng lai nuôi theo hướng nào?
• Ở Đồng Nai, Quảng Nam... có nuôi Cừu được không?
• Trùn quế
• Trang trại Sinh Thái
• Các giống trùn? Cách thức nuôi?
• Nuôi ngan lấy gan béo
• Ruồi đục quả ổi
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về trồng trọt
• Hỏi đáp - trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi.
• Hỏi đáp - Trao đổi kinh nghiệm về phân bón
• Hỏi và đáp về bệnh cúm gia cầm
• Nuôi kỳ đà
• Phương Pháp chăm sóc cây lúa.
• Vấn đề giống.
• Lúa tôi đã cong trái me, nếu xịt kali và NPK thì có thay đổi được năng suất không?
• Đặc tính giống VD20
• Phương pháp lấy mẫu xác định cấp bệnh, các chỉ tiêu đánh giá cấp bệnh
• Lá cà chua bị hơi xoắn, có nhiều đốm màu nâu đó là bệnh gì và sử dụng thuốc nào cho có hiệu quả ?
• Lúa tôi giống cũ, bộ rễ không phát triển, xin hỏi có thuốc gì trị bệnh này, hay xử lý ra sao?
• Lúa tôi sạ được 20 ngày, bị sâu phao cuộn hết lá, vậy có ảnh hưởng gì đến năng suất không? Cách trị?
• Cách quản lý rầy nâu hữu hiệu nhất?
• Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục đốm nâu? Đốm nâu này có gây hại trên hạt hay không?
• Tôi muốn hỏi cách trừ lúa cỏ, lúa lẫn?
• Lúa cỏ nhô cao hơn lúa thường có thể xử lý bằng cách dùng màn vải dài khoảng 5mét, kéo lướt trên đọt cỏ sau khi có nhúng thuốc phá lâm, có được không?
• Nếu xuất hiện bệnh đạo ôn thì dùng thuốc gì can thiệp hiệu quả hơn?
• Xin cho biết thêm về nguồn gốc, giai đoạn sinh trưởng, cách gây hại và phòng trừ loại sâu dòi này ?
• Vấn đề bón phân trên cây mận?
• Cách để loại trừ nấm bệnh trên hạt đậu nành?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb