Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông

Trong vụ đông có rất nhiều loại cây trồng như ngô, khoai tây, khoai lang, cà chua, cà rốt, đậu tương, đậu ăn trái, rau các loại, hành, tỏi v.v... Tuy mỗi loại cây trồng có một quy trình thâm canh riêng, nhưng đều có những đòi hỏi chung là: Thành phần cơ giới của đất phải nhẹ, tốt nhất là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Ruộng chủ động nước tưới, thoát nước tốt, đất ít chua, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5 và cần nhiều phân bón.

Cây trồng sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, nên rất cần đủ nước và kali để tăng khả năng quang hợp. Trong vụ đông có nhiều loại sâu bệnh gây hại từ khi gieo cho tới khi thu hoạch như: Sâu xám phá thời kỳ cây con, sâu khoang, sâu xanh, sâu keo, rệp... gây hại trong thời kỳ sinh trưởng của cây. Bệnh hại: Bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư, bệnh mốc sương. Trong thâm canh cây vụ đông, ngoài những biện pháp thâm canh riêng cho từng cây cần chú ý:

+ Đất trồng cây vụ đông cần gần nguồn nước tưới và dễ thoát nước khi gặp mưa bất thường. Cần làm đất kỹ và thường xuyên xới xáo, để hạn chế nước ngầm ngấm lên tầng đất mặt. Bón vôi khử chua hoặc tưới canxi nitrat để tăng độ pH của đất, nhanh chóng phân giải tàn dư cây trồng của vụ trước, tăng hiệu suất của các loại phân bón nói chung, đặc biệt là phân lân, hạn chế một phần nấm bệnh có trong đất. Trước khi trồng nên dùng từ 1 – 1,5kg/sào thuốc Diaphos 10G hoặc Sago Super 3G hoặc Gà nòi 4G rắc vào hàng hoặc hốc để trừ sâu xám và các loại sâu khác sống trong đất.

+ Cung cấp sớm và đủ lân, kali cho cây. Trước đây cho rằng, thời kỳ cây con, chỉ cần đầu tư phân lân và phân đạm. Qua thực tế cho thấy, thời kỳ cây con, cây rất cần kali, nhất là trong điều kiện rét và hạn. Khi cây con có đầy đủ kali mới hấp thu được đạm và lân, tăng khả năng quang hợp, chịu được rét và hạn. Hiện nay có loại phân bón lá gọi tắt là MKP, đây là loại phân rất giàu lân và kali. Phun phân qua lá, lân và kali không bị keo đất hấp thu, không bị nhôm, sắt khoáng hóa, cây sử dụng gần như triệt để.

+ Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Độ ẩm thích hợp cho rau màu vụ đông từ 70 – 75% độ ẩm bão hòa của đất. Đất đủ ẩm cây quang hợp tốt, tận dụng được phân bón, hạn chế tác hại của muối nhôm, sắt, cây lớn nhanh, tăng khả năng chống sâu bệnh. Tăng khả năng vận chuyển và tích lũy chất khô cho cây.

+ Khi cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn tích lũy ra nụ, hoa, làm củ... định kỳ 7 – 10 ngày một lần phun hỗn hợp Multi-k từ 1 –2% hỗn hợp với Dragon 585EC pha 1 – 2/1.000, để tăng khả năng tích lũy chất khô và trừ rệp. Theo kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân ở Gia Lộc, Bình Giang, Nam Sách (Hải Dương), Lương Tài (Bắc Ninh), ngô, khoai tây, cà rốt, hành tỏi, các loại rau, phun hỗn hợp trên được từ 3 lần trở lên, năng suất tăng 18 – 25%.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Xử lý để thanh long ra trái sớm
• Kỹ thuật chăm sóc và xử lý măng cụt ra hoa đậu trái - P1
• Kỹ thuật chăm sóc và xử lý măng cụt ra hoa đậu trái - P2
• Nhận biết gia cầm mắc bệnh cúm
• Kinh nghiệm thâm canh lúa nếp IRi352 ở Hà Nam
• Bình Định: vươn lên thoát nghèo nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Để cam quýt không bị chết do úng nước
• Trồng cam sành mùa nghịch
• Bệnh ghẻ trên táo, ổi
• Xử lý cho sầu riêng ra bông trái vụ
• Trừ sâu hại thanh long nghịch mùa
• Hiện tượng mất mùa bưởi Phúc Trạch và cách khắc phục
• Để cây ra hoa quả nghịch mùa
• Mặt trái của việc xử lý nhãn tiêu Huế ra quả vụ nghịch
• Bón phân cân đối cho đậu xanh, đậu đen trên đất đỏ
• Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bảo quản và chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc
• Một vài biện pháp nâng cao năng suất xoài
• Phòng trừ dịch hại trên cây xoài - P1
• Phục hồi vườn sầu riêng suy kiệt
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trên cây ăn trái
• Thêm một phương pháp trừ ruồi đục trái
• Kinh nghiệm trồng nhãn của anh Tám Trình
• Kỹ thuật nâng cao chất lượng đông lạnh sầu riêng monthong
• Chống rụng hoa, trái non ở cây ăn quả
• Đã có cách bảo quản vải thiều tươi thêm 25-30 ngày
• Phòng trừ dịch hại trên cây xoài - P2
• Quản lý cỏ dại trong vườn cây ăn trái
• Thu hoạch, bảo quản và chế biến nhãn
• Các biện pháp ngừa cỏ dại kháng thuốc

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb