Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Xử lý để thanh long ra trái sớm

Trong nghề trồng cây ăn trái, nhà vườn đã có cách xử lý cho nhiều loại cây như nhãn, cam quýt, sầu riêng... ra trái sớm, nghịch mùa để bán được giá cao.

Xin cho biết liệu cây thanh long có thể làm được điều này không? Nếu được xin được chỉ dẫn cách làm?

Kinh nghiệm của một số nhà vườn ở xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo, Tiền Giang), vào đầu tháng 8 âm lịch chặt bỏ những cành vừa cho thu hoạch trái, mỗi cành chỉ để lại một đoạn dài khoảng 25-30 cm, dùng máy bơm nước phun tưới nước rửa sạch thân chính, xới nhẹ đất xung quanh gốc, bón cho mỗi trụ 5-10 kg phân chuồng mục, 0,5 kg DAP, 0,4 kg supe lân và 0,2 kg urê. Đến đầu tháng chạp thì ngưng tưới nước. Sau Tết Nguyên đán bón cho mỗi trụ 0,5 kg NPK (16-16-8), 0,2 kg supe lân, 0,2 kg kali và o,1 kg urê, rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên, đến đầu tháng 2 cây bắt đầu ra nụ hoa và đến rằm tháng 3 sẽ cho thu hái trái, do lúc này chưa vào mùa thu hoạch rộ nên giá bán rất cao (có lúc cao gấp gần 10 lần so với lúc thu hoạch rộ).

Còn ở Bình Thuận nhà vườn thường áp dụng một số biện pháp sau đây:

Dùng đèn điện thắp vào ban đêm ở vườn thanh long: Dùng bóng đèn tròn có công suất 75-100W hoặc bóng đèn Neon 1,2m, treo 1 bóng cho 1-4 trụ thanh long. Bóng đèn được thắp sáng liên tục trong 15-20 đêm, mỗi đêm thắp 5-8 tiếng đồng hồ (tùy theo mùa), nếu thời điểm xử lý (thắp đèn) càng xa vụ chính thì thời gian thắp đèn càng phải dài hơn.

Dùng biện pháp thâm canh:

Bón phân sớm để tạo nhánh sớm: Vào giữa tháng 8 âm lịch bón (đợt 1) cho mỗi trụ 20 kg phân chuồng đã được ủ hoai mục, để đến tháng 9 thanh long vừa nuôi trái vừa phát tược trên đầu trụ. Sau khi thu hoạch hết trái thì phạt bớt 1/3 chiều dài nhánh đã cho trái và dùng dao sắc chặt bớt 2/3 số nhánh già nằm bên trong tán, bón thêm 20 kg phân chuồng và 2 kg phân vi sinh cho một trụ. Mỗi tháng bón một lần phân hóa học với lượng 0,3-0,4 kg phân NPK (loại 16-16-8 hoặc 20-20-15). Đến tháng giêng năm sau bón thêm 15 kg phân chuồng. Tiếp tục tỉa hết nhánh già đã cho trái để tập trung dinh dưỡng cho nhánh tơ.

Tạo tán, tỉa chồi: Nhờ bón phân đợt 1 sớm nên khi chưa thu hoạch hết trái thì chồi non đã ra rất mạnh và nhiều. Cắt bỏ các chồi ra trên thân, chỉ giữ lại mỗi nhánh 2 chồi mọc ra trên đầu trụ. Sau khi nhánh đợt 1 đủ độ dài, trên nhánh đợt 1 và những nhánh già sẽ phát tiếp chồi đợt 2, mỗi nhánh chỉ nên để lại 2 chồi của đợt 2, đây là 2 đợt nhánh rất quan trọng để cho trái sớm, sau khi đủ tuổi phát dục thì những nhánh mới sẽ ra hoa kết trái.

Dùng chất điều hòa sinh trưởng: Bà con thường dùng một số chất điều hòa sinh trưởng như: Gibberellin, KNO3 phối hợp với phân vi lượng và axít humic... xịt bốn lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần lễ. Cũng có tác dụng kích thích ra hoa sớm cho cây thanh long.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Kỹ thuật chăm sóc và xử lý măng cụt ra hoa đậu trái - P1
• Kỹ thuật chăm sóc và xử lý măng cụt ra hoa đậu trái - P2
• Nhận biết gia cầm mắc bệnh cúm
• Kinh nghiệm thâm canh lúa nếp IRi352 ở Hà Nam
• Bình Định: vươn lên thoát nghèo nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Để cam quýt không bị chết do úng nước
• Trồng cam sành mùa nghịch
• Bệnh ghẻ trên táo, ổi
• Xử lý cho sầu riêng ra bông trái vụ
• Trừ sâu hại thanh long nghịch mùa
• Hiện tượng mất mùa bưởi Phúc Trạch và cách khắc phục
• Để cây ra hoa quả nghịch mùa
• Mặt trái của việc xử lý nhãn tiêu Huế ra quả vụ nghịch
• Bón phân cân đối cho đậu xanh, đậu đen trên đất đỏ
• Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bảo quản và chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc
• Một vài biện pháp nâng cao năng suất xoài
• Phòng trừ dịch hại trên cây xoài - P1
• Phục hồi vườn sầu riêng suy kiệt
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trên cây ăn trái
• Thêm một phương pháp trừ ruồi đục trái
• Kinh nghiệm trồng nhãn của anh Tám Trình
• Kỹ thuật nâng cao chất lượng đông lạnh sầu riêng monthong
• Chống rụng hoa, trái non ở cây ăn quả
• Đã có cách bảo quản vải thiều tươi thêm 25-30 ngày
• Phòng trừ dịch hại trên cây xoài - P2
• Quản lý cỏ dại trong vườn cây ăn trái
• Thu hoạch, bảo quản và chế biến nhãn
• Các biện pháp ngừa cỏ dại kháng thuốc
• Chăm sóc vải, nhãn sau thu hoạch

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb