Hiện tượng mất mùa bưởi Phúc Trạch và cách khắc phục
Bưởi Phúc Trạch là một giống bưởi rất nổi tiếng, được công nhận là giống quốc gia, là một nguồn gen quý của Hà Tĩnh và cả nước. Trong những năm gần đây bưởi Phúc Trạch được phất triển khá nhanh, hiện đã có 1190 ha trồng bưởi, tập trung chủ yếu là huyện Hương Khê.
Hồng Lạc, Phúc Trạch quê hương của giống bưởi quý này, vụ bưởi vừa qua bán tại vườn đếm xô 15.000 – 20.000 đ/quả, mua chọn trên dưới 30.000đ/quả, chỉ cần có 20 – 25 cây bưởi tuổi từ 6 – 8 năm có thể cho thu hoạch vài ba chục triệu đồng một năm.
Trong những năm gần đây bưởi Phúc Trạch bị mất mùa liên tiếp. Trước đây trung bình mỗi cây có trên dưới 100 quả, nay chỉ còn từ 10 – 12 quả, thậm chí có vuòn hoàn toàn không có quả.
Nguyên nhân gây mất mùa buởi Phúc Trạch chủ yếu là do sâu bệnh gây hại. Theo tác giả Vũ Khắc Nhượng - tạp chí BVTV tháng 4/2003, vuòn buỏi từ 10 – 12 năm tuổi bị bệnh Phytopphthora tới 60 – 70%, thậm chí có vườn bị 100% số cây, chỉ số bệnh 30 – 35%. Qua thực tế vụ hoa bưởi này 100% số hoa đều bị phủ một lớp nấm màu trắng mờ. Trong điều kiện ẩm ướt đầu tháng 2 vừa qua, lớp nấm này phát triển mạnh, làm thối rữa cánh hoa, gây rụng hoa. Nếu bị bệnh muộn hoa có thể nở được, nhưng nấm xâm nhập vào nhụy, hoa không thụ tinh được, quả bị rụng ngay khi còn rất nhỏ. Bên cạnh đó còn nhiều loại côn trùng gây hại hoa, quả non như rầy chổng cánh, bọ trĩ, rệp… Mật độ phổ biến từ 2 – 3 con/hoa. Những loại côn trùng này hút nhựa làm cho hoa và quả héo rụng. Theo các nhà vườn ở Hồng Lạc, Phúc Trạch, thì trước đây bưởi trồng trên đất tự nhiên, tuổi thọ của bưởi trên dưới 30 năm, sau san phẳng vườn tuổi thọ của bưởi giảm, rụng hết quả.Đắp bùn ao lên gốc, cây bị thối vỏ nặng và rụng hết quả. Có người đầu tư nhiều phân bón, nhưng không cho kết quảv.v…
Những ý kiến này càng chứng tỏ dịch hại là nguyên nhân chính gây mất mùa buỏi. Nấm Phytophthora là thủ phạm chính trong vụ này.
Biện pháp khắc phục
1. Sau thu hoạch quả chính vụ, chậm nhất trước khi bưởi ra hoa cần vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ dại, củng cố các hàng cây chắn gió, cắt bỏ hết những cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành trong tán, cành gần mặt đất, đưa ra khỏi vườn để giảm nguồn sâu bệnh và tán cây được thông thoáng.
2. Làm rãnh thoát nước và bón phân ph?c hồi cho cây, lượng phân bón tùy theo tuổi của cây, trung bình bón cho một cây từ 8 – 12 năm tuổi: 1 –2 kg vôi bột, 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục, 0,4 – 0,5 kg urê. 1 – 2 kg phân lân và 0,4 kg kali. Khơi rãnh xung quanh mép ngoài của tán để bón. Rắc vôi bột xuống đáy rãnh, sau bón phân chuồng và các loại phân khác, bón xong lấp lại tưới ẩm khi trời khô hạn.
3. Dùng dao sắc gọn hết những chỗ bị thối, bị nứt chẩy gom đến tận gỗ và phần chưa bị thối, cạo sạch quét Bordeau 10% hoặc dunh dịch thuốc Alpine 80 WP nồng độ 1%. Mười ngày sau quét lại một lần nữa, khi bưởi nhú hoa dùng thuốc Alpine 80 WP pha nồng độ 1 – 2 phần ngàn phun đẫm toàn bộ tán lá, nhất là đọt non và hoa.
4. Khi bưởi phát hoa rộ dùng phân urê + phân kali hòa nước tưới quanh tán, phun hỗn hợp thuốc Alpine 80 WP + Sherpa 25 EC hoặc Sapen Al Pha % EC để trừ bệnh và côn trùng hại hoa và quả non.
5. Khi bưởi đã đậu quả dùng hỗn hợp Gà Nòi 95 SP + Bandazol 50 WP để trừ các loại sâu bệnh hại quả. Bón bổ sung phân đạm và phun phân Multi-Khổ (13-0-46).
Sau đó thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời, tốt nhất là cứ 15 ngày 1 lần phun hỗn hợp thuốc trừ sâu + thuốc bệnh + phân Multi-Khổ để tăng trọng và chất lượng quả.
Theo Báo NNVN |