Bảo quản và chế biến trái cây Việt Nam hướng đến thương hiệu
Sản xuất trái cây vốn là lợi thế của nông nghiệp Việt Nam,
ngày càng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và xuất khẩu.Với Chương
trình phấn đấu vào năm 2010 đạt giá trị xuất khẩu rau quả 1 tỷ USD đã được Chính
phủ phê duyệt.
Riêng trái cây, dự kiến đạt diện tích 1 triệu ha, sản lượng 12
triệu tấn, xuất khẩu khoảng 350 triệu USD.
1- Xây dựng thương hiệu trái cây trên cơ sở xây
dựng chương trình khoa học công nghệ tối ưu cho các trái cây đặc sản chủ
lực.
Nhà nước nên có những định hướng chiến lược phát triển cây ăn
trái cho từng vùng để địa phương có thể trồng những loại cây phù hợp, từ đó có
thể xây dựng vùng nguyên liệu, hệ thống thủy lợi, tạo điều kiện ứng dụng các
tiến bộ khoa học, nhằm phát huy lợi thế phát triển trái cây đặc sản của địa
phương.
Thực tế cho thấy, để thương mại hóa sản phẩm trái cây, ngoài
việc thay giống có chất lượng cao và sử dụng canh tác tiên tiến, cần nhân rộng
các vùng quy hoạch trái cây chất lượng cao.
Các năm qua cho thấy, trái cậy Việt Nam đến nay vẫn chưa có mặt
hàng mũi nhọn đóng góp vào tỷ trọng xuất khẩu có tính quyết định của ngành rau
quả cả nước, chỉ những năm 1990 ngành sản xuất đồ hộp rau quả Việt Nam xuất khẩu
trái khóm tươi và chế biến đồ hộp khóm là xuất khẩu chủ lực vào các thị trường
Nga, Đông Âu trong thời bao cấp, nhưng chưa đủ mạnh, mỗi năm xuất khẩu khoảng
15.000-20.000 tấn sản phẩm. Từ khi kinh tế thị trường mở ra cây dứa cũng thiếu
sức sống trong buôn bán tươi lẫn chế biến đóng hộp.
Do chưa hội đủ các
tiêu chuẩn chất lượng và giá cả về trái khóm thì quá đắt, trong nước chỉ trồng
loại trái khóm nhỏ, công nghiệp bao bì chưa phát triển, lon, hộp phải nhập, sản
phẩm làm ra đắt hơn thị trường khu vực và thế giới nhiều lần, năm 1992- 1993
nhiều nhà máy đồ hộp lớn của Nhà nước phải chuyển sang mặt hàng khác.
Nguyên nhân thì có nhiều: như thiếu vốn, thiếu thiết bị, công nghệ…
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là không có đầu tư căn bản trên cớ sở nhà máy gắn với
vùng nguyên liệu hoặc thiếu xúc tiến thương mại chủ động xây dựng các dự án, đổi
mới mẫu mã, cơ cấu mặt hàng… Kinh nghiệm các nước cho thấy muốn phát triển một
thương hiệu trái cây phải có sản phẩm có chất lượng. Trước tiên nguồn nguyên
liệu ổn định, có chất lượng cao, trình độ tay nghề trong công nghệ, quản lý và
có sự đầu tư lớn có tính chất sống còn để tồn tại và chiếm lĩnh thị phần.
Đối với trái thanh long là một ví dụ, là trái mới xuất hiện
trong 10 năm qua có hiệu quả kinh tế cao năng suất 10-15 tấn/ha/năm, giá xuất
khẩu gần 1 USD/kg, nhà vườn có thế thu lợi nhiều so với trồng cây khác, là loại
cây thích hợp trồng trên đất cát, thích hợp nhất ở miền Đông nam bộ nhưng chưa
được định hướng phát triển trong các năm qua, mà nhiều địa phương đổ xô trồng và
xuất khẩu. Nhìn chung phát triển cây ăn trái trong những năm qua còn mang tính
tự phát, phong trào, chưa được hoạch định thành chiến lược phát triển loại trái
cây chủ lực để vươn lên đạt vị trí của một nước giàu trái cây nhiệt đới. Vì vậy
việc quy hoạch để định hướng phát triển một số trái cây chủ lực, với công nghệ
chế biến, bảo quản tiên tiến để có thương hiệu trái cây có uy tín trên thị
trường là một yêu cầu thiết thực phải được nhà nước, ngành đâu tư một cách tập
trung và có trọng điểm ở từng vùng đặc sản trái cây.
2- Thành lập trung tâm bán đấu giá và chợ đầu mối
với nhiệm vụ:
Tổ chức tiêu thu trái câyï trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu vào
các thị trường tiềm năng có nhu cầu cao về từng loại trái cây tươi và các sản
phẩm chế biến khác, hoạch định các chiến lược, chính sách xuất khẩu trái cây vào
các nước thường xuyên có nhu cầu nhập khẩu các loại trái cây của Việt Nam trong
10 năm qua, nhằm đánh giá đúng mức tính chất bất hợp lý trong cacù dây chuyền
trồng- chế biến- xuất khẩu trái cây.
Cần quy hoạch hợp lý để hình thành những hệ thống chợ trái cây
là khu chợ đầu mối chuyên kinh doanh các mặt hàng trái cây gồm các vựa, có cơ sở
đóng gói, bảo quản và chế biến hiện đại để cung cấp trái cây xuất khẩu hay bán
buôn cho các siêu thị ở các thành phố lớn.Đây là nơi chủ vườn mang sản phẩm đến
bán vàcó điều kiện thu nhận, trao đổi thông tin cần thiết về thị trường, giá cả,
định hướng thị trường, giống mới, kỹ thuật trồng,tập huấn, phục vụ cho sản xuất
kinh doanh trái cây có hiệu quả.
3- Xây dựng thương hiệu cần đầu tư trọng điểm vào
công nghệ bảo quản - chế biến trái cây.
+Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, giá bán trái cây tại
ĐBSCL vào thời điểm thu hoạch rộ thường bấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại
nhiều vào thời điểm thu hoạch, bình quân khoảng 2 tháng/vụ, làm cho việc điều
tiết tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trái cây được tiêu thụ ở
dạng tươi là chủ yếu ở tại địa phương và trong nước,nên thường gây ứ đọng , sản
phẩm thường bị hư hỏng. Các sản phẩm trái cây chủ yếu ở ĐBSCL có nhiều lợi thế
về mặt hàng , chủng loại, sản lượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới
nhưng việc chế biến, bảo quản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ,
EU… chưa ngang tầm với sản lượng thu hoạch hàng năm, có nhiều nguyên nhân trong
vấn đề này, trong đó việc bảo quản và chế biến phải được đầu tư về công nghệ và
hệ thống thiết bị bảo quản một cách tương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu
trái cây xuất khẩu. Trong thực tế sản phẩm trái cây thường được thu hoạch ngay
sau khi thu hoạch, đa số trái cây thường không qua khâu kiểm tra chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó chỉ một số lượng trái tươi đủ tiêu chuanå
phẩm cấp được phân loại bảo quả ở kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho
từng loại trái. Nhưng chí phí bảo quản trong các khâu thu hái, bao gói và vận
chuyển lạnh để xuất khẩu làm tăng chi phí do đó hạn chế việc ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật về bảo quản và sơ chế, chế biến sản phẩm ở các trung tâm phát triển
cây ăn quả trong cả nước.
Trong những năm qua, Phân viện Công nghiệp thực phẩm tại TP. Hồ
Chí Minh đã có nhiều nghiên cứu để ứng dụng công nghệ bảo quản trái xoài, chế
biến nhãn sấy khô, một số sản phẩm nước quả xoài, khóm... Năm 2004 Phân viện đã
lập xong dự án “Bảo quản trái cây sau thu hoạch bằng phương pháp tồn trữ lạnh”
thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng Khoa học và Công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế của Tỉnh Đồng tháp, nằm trong chương trình Xây dựng chợ đầu mối
trái cây Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trong chương trình này có nhiều mục tiêu đặt ra
như:
+ Giúp nông dân tăng thu nhập qua việc nâng cao sản lượng
và chất lượng trái cây tươi nhằm giảm bớt những tổn thất sau thu hoạch, do sự
nhiễm bệnh, do vận chuyển gây ra, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và xuất khẩu của
Tỉnh.
+ Ngoài các yếu tố nâng cao chất lượng trái cây bằng chọn giống
có chất lượng cao, có vùng quy hoạch trồng trái cây chất lượng cao…Thì sẽ hình
thành một hệ thống chợ trái cây tại Cao Lãnh - Đồng Tháp sẽ có điều kiện nâng
cấp cơ sở hạ tầng của chợ đầu mối trái cây từ các Tỉnh ĐBSCL, nhất là khâu bảo
quản, vận chuyển, chế biến, hình thành kho tồn trữ nông sản, kho trữ lạnh sản
phẩm và bao gói hoàn chỉnh xuất khẩu.
+ Chợ được xây dựng trên diện tích 6 ha gồm các nhà lồng chợ
chia thành các quầy, sạp để trưng bày hàng, giới thiệu và bán hàng của các hợp
tác xã, chủ trang trại, chủ vườn, công ty… Thiết lập các kho mát từ ( 2-9 độ c)
để tồn trữ trái cây cùng với dịch vụ vận tải, giao nhận bốc xếp, kiểm nghiệm
chất lượng các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, đóng gói. Ngoài ra, hệ thống chế
biến nhãn tươi xông khí và sấy khô được thiết kế trong khu vực chế biến trong
phạm vi của chợ để ngoài việc hoàn chỉnh các sản phẩm trái cây xuất khẩu, phần
trái cây còn sử dụng được thì sẽ chế biến thành các sản phẩm khác, nhằm tận dụng
phế, phụ liệu, góp phần giải quyết môi trường trong chợ.
+ Chợ được giao cho Công ty Công ích, Cổ phần, hay hợp tác xã
quản lý Chợ cũng là nơi hoạt động của các đại lý cung ứng giống cây, vật tư máy
móc, dụng cụ Nông nghiệp, khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn trái,
công thu hoạch, bảo quản… Các chi nhánh Ngân hàng để cung cấp tín dụng phục vụ
cho sản xuất kinh doanh, làm trung tâm thanh toán giữa chủ vường và người mua,
cung các dịch vụ thông tin quảng bá và các dịch vụ thông tin khác, nhằm hình
thành mảng thông tin về thị trường và giá cả sản phẩm, dự báo định hướng thị
trường.
+ Ngoài các mục tiêu trực tiếp nêu trên thì những mục tiêu nhân
rộng của mô hình cũng có đóng góp lớn trong việc hình thành sản xuất sản phẩm
theo hệ thống chất lượng trong việc sự dụng công nghệ bảo quản, xử lý trái và
chế biến như:
-Tổ chức 5 lớp tập huấn với 100 nông dân nhà vườn tham gia nội
dung về các biện pháp thu hái, bao trái cho xoài trước thu hoạch, giảm tổn that
thu hoạch và chất lượng trái sau thu hoạch theo công nghệ bảo quản trái xoài
tươi của Phân viện. Đào tạo cho 20 cán bộ khuyến nông tại địa phương nắm vững
những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong việc thực hiện quy trình công nghệ chế
biến, bảo quản, hướng dẫn được các chủ vườn thực hiện đúng yêu cầu công nghệ đặt
ra như thực hiện bao trái trước thu hoạch thu hái và thực ghiện trình tự vận
chuyển tái cây đến nơi chế biến, bảo quản, làm tăng tính hấp dẫn của trái và đạt
các yêu cầu đưa vào chế biến.
-Nhân rộng thành 10 mô hình có thể thu hái, xử lý xoài, nhãn,
đóng gói tại các vườn trước khi chuyên chở về chợ vào khu vực chế biến , bảo
quản.
-Tại khu vực bảo quản, chế biến được tổi chức theo quy trình
công nghệ khép kín từ lúc tiếp nhận, sơ chế , chế biến, bao gói, bảo quản
4- Xuất khẩu theo đúng luật lệ về phẩm cấp, tiêu
chuẩn HACCP, bao gói, vận chuyển…
Những yêu cầu về chất lượng đối với trái cây càng khắt khe hơn,
vì nó được dùng để ăn uống trực tiếp. Yêu cầu về chất lượng trái cây được bày
bán tại một số nước thường phải kèm theo giới thiệu cả về độ ngọt, xuất xứ, tên
nhà sản xuất. Mặt hàng có hương vị kém, dù hình dáng đẹp cũng bị mất vị trí trên
thị trường. Việc phân loại theo kích cỡ, tạo ra sự đồng đều về mặt cảm quan và
đóng gói bao bì phù hợp cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp phải quan tâm để
tạo nên thương hiệu có sức cạnh tranh cho sản phẩm. Ví dụ trái xoài Việt Nam
xuất qua Nhật, doanh nghiệp phải tính đến cả hương vị, độ chín, lựa chọn hình
dáng, kích cỡ, màu sắc của trái phải đồng đều và bao bì phải thật hấp dẫn. Do
yêu cầu ngày càng cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều nước nhập khẩu
có những quy định khắt khe về hạn chế sử dụng chất hóa học, kiểm soát dư lượng
thuốc trừ sâu trên trái cây, do đó các nhà sản xuất phải hướng đến sử dụng các
loại phân bón vi sinh, áp dụng công nghệ sản xuất trái cây sạch, kết hợp với kỹ
thuật hạn chế, kìm hãm hô hấp của trái cây, nhằm nâng cao hiệu quả kéo dài thời
gian bảo quản.
Tóm lại, để xây dựng một thương hiệu trái cây có uy tín, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài nước cần phải được đầu tư, quy hoạch
đồng bộ, khép kín các khâu từ sản xuất Nông nghiệp, chế biến Công nghiệp, kinh
doanh xuất nhập khẩu, với đội ngũ của các ngành nghề có trình độ nghiệp vụ cao;
tạo dựng và duy trì ổn định được thị trường xuất khẩu chủ yếu và tiêu dùng trong
nước. Đầu tư xuất khẩu vào một thị trường bất ổn sẽ là mạo hiểm gay thiệt hại.
Cần có chính sách và chiến lược nhạy bén để tham gia vào cạnh tranh trên thị
trường khu vực và quốc tế, có chiến lược phát triển toàn diện và mở rộng quy mô
cho từng khối sản xuất Nông nghiệp và bảo quản, chế biến công nghiệp, kinh doanh
xuất nhập khẩu và nghiên cứu khoa học.đồng thời cần có những kiến nghị phù hợp
đối vớn nhà nước và thành phố, nhằm có chính sách khuyến khích phát triển thương
hiệu trái cây Việt Nam.
Theo NNVN |