Dịch hại thường gặp trên bông xoài
Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch vụ thường bán được giá cao, nhưng
không phải nhà vườn nào cũng làm được.
Khi xoài đang ra hoa vào mùa mưa, bệnh rất dễ phát triển. Do đó, việc
rung cành rồi phun thuốc trừ bệnh sau mỗi cơn mưa là một kinh nghiệm khá hay của
một số nhà vườn ở tỉnh Đồng Tháp. Ông Nguyễn Tấn Lợi, ở Thủ tướng Mỹ Thọ – huyện
Cao Lãnh, cho biết kinh nghiệm: “Giai đoạn xoài trổ mà mưa nhiều sẽ làm đen
bông, không thụ phấn được. Ngay sau khi mưa phải ra lắc cành để cho rớt nước mưa
đọng trên bông rồi tưới thuốc trừ bệnh như Ridomil, Tilt Super”. Và nhà vườn
Nguyễn Thanh Hồng ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cũng có
kinh nghiệm: “Tôi dùng Tilt Super phun cho xoài ở giai đoạn “nhú cựa gà”, thì
khi hoa nở có màu vàng rất sáng”.
Sở dĩ có được hiệu quả như vậy là do trong thành phần của titl
Super có chứa hai hoạt chất là Propiconazole và Difenoconazole có khả năng phòng
trị được nhiều bệnh hại trên cây trồng, đặc biệt là bệnh thán thư.
Ngoài
ra, Titl Super còn có một hiệu ứng phụ của nhóm Triazole, đó là kích thích bộ
phận mô non của thực vật phát triển mạnh hơn, có màu xanh tươi. Do đó, khi phin
Titl Super thì vừa phòng trị được bệnh thán thư vừa kích thích làm cho bông xoài
phát triển mạnh hơn. Theo kỹ sư Nguyễn Văn Minh – Cán bộ Kỹ thuật Công ty
Syngenta Viêt Nam – để sử dụng Titl Super được an toàn thì nên phun khi bông
xoài đã nhú ra phát hoa (nhú cựa gà). Trong điều kiện thời tiết bất lợi như có
sương mù nhiều hoặc là mưa kéo dài trong mùa xoàira hoa nghịch thì có thể phun
để ngừa trước khi chưa thấy bệnh xuất hiện. Và chỉ sử dụng Titl Super với liều
thấp: 4 0 5cc/ bình 16 lít nước, phun vừa đủ uớt với péc phun mịn ở góc độ xa
(phun sương). Ngoài ra, theo khuyến cáo của Kỹ sư Nguyễn Thị Nghiêm thì Score
cũng là một loại thuốc đặc trị bệnh thán thư trên cây ăn trái và cả rau màu đang
được nhiều nông dân sử dụng. Score có tính thấm sâu và lưu dẫn tương đối mạnh
bên trong cây trồng, cũng thuộc nhóm Triazole và có trong thành phần của Titl
Super.
Ngoài mầm bệnh thán thư, rầy bông xoài cũng là một loại dịch
hại quan trọng khi xoài trổ bông, ảnh huởnh nhiều đến khả năng đậu trái. Cả
thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Trên chồi non
rầy chích hút làm lá không phát triển được, trên phát hoa làm cho hoa bị khô và
rụng, đối với trái sau khi thụ phấn không phát triển và rụng. Ngoài việc gây hại
trực tiếp thì rầy còn tiết ra mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển
làm đen bông và trái. Khác với nấm bệnh lây lan nhờ nước, rầy thì bay nhảy tấn
công trên bất cứ chùm bông nào, nên rất khó xác định đúng thời điểm để phun
thuốc trừ rầy. “Trong lúc ra hoa lú cựa gà từ 2 – 5 phân thì tôi phun thuốc trừ
rầy vì nó núp chỗ nào kông thể biết được. Cho nên phải sử dụng thuốc trừ rầy
sớm”. Đó là kinh nghiệm của nhà vườn Trần Minh Nhường ở Thủ tướng Mỹ Thọ –
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Một số loại thuốc trừ rầy bông xoài tỏ ra
có hiệu quả hiện nay là Actara, Bassan…
Tỉ lệ đậu bông xoài còn bị ảnh hưởng bởi các loại dịch hại khác
như sâu ăn bông; các điều kiện môi trường như nhiệt độ, ẩm độ lúc trổ; điều kiện
dinh dưỡng trong cây… Một số nhà vườn có kinh nghiệm còn dùng các chất kích
thích sinh trưởng để tăng tỉ lệ đậu trái. Tuy nhiên, quan trọng hơn vẫn là trước
giai đoạn ra hoa cây xoài đủ để cây đủ sức giữ bông, nuôi trái.
Theo NNVN |