Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Kinh nghiệm cho sầu riêng ra quả trái vụ

Trong năm, cây sầu riêng thường trổ hoa vào hai thời điểm là từ tháng 11-12 âm lịch và cho thu hoạch rộ vào tháng 5-6 năm sau, mùa sầu riêng này là mùa vụ chính. Thời điểm ra hoa thứ hai là vào tháng 6-7 âm lịch và cho thu hoạch vào tháng 1-2 sang năm, mùa này là mùa trái vụ. Thông thường sầu riêng thu hoạch trong mùa nghịch có giá rất cao (25-30.000đ/kg), vào mùa thuận thì giá rất rẻ, khoảng 8-10.000đ/kg. Chính vì thế mà các nhà vườn trồng sầu riêng đều mong muốn cho sầu riêng ra nhiều trái vào vụ nghịch để bán giá cao. Để có trái sầu riêng ra trái vào mùa nghịch, trước đây bà con hay sử dụng phương pháp xiết nước. Biện pháp này đôi khi không đem lại hiệu quả vì nếu gặp mưa, đất lại ướt thì cây sầu riêng không ra hoa.

Để khắc phục tình trạng trên các nhà vườn ở Thới An, Ô Môn và Phong Điền (Cần Thơ) đã nghĩ ra cách làm tương đối đơn giản, lại dễ làm mà rẻ tiền. Đó là dùng nilon đậy liếp trồng sầu riêng. Theo anh Tám Chí (Ô Môn, Cần Thơ) là người có nhiều kinh nghiệm cho sầu riêng trái vụ thì để thành công có thể làm như sau:

Sau khi thu hoạch xong vụ sầu riêng thuận, cây sầu riêng được bón phân và tưới nước cho mau hồi phục và ra đọt non. Chờ khi đọt non già thì tiến hành xiết nước kết hợp với đậy nilon. Nilon mua tại chợ chi phí với giá 700-800.000đ/công đất (1.000m2). Nước xiết bằng cách dùng máy bơm bơm hết nước trong mương ra. Vừa ngăn được nước mưa lại cản được nước trong đất, cây sầu riêng hoàn toàn bị thiếu nước sẽ làm cho cầy không phát triển đọt non nữa, điều này kích thích sự nảy mầm hoa. Các nhà vườn đã đạt được hiệu quả khá cao trong việc cho sầu riêng ra trái nghịch mùa bằng cách này.

Năm vừa qua anh Tám Chí với 5 công sầu riêng giống khổ qua xanh 8 năm tuổi đã cho thu hoạch gần 8 tấn quả, trong đó 50% số quả thu hoạch sớm bán được giá cao so với chính vụ. Ngoài kinh nghiệm xiết nước như trên thì theo anh Chí để đạt được năng suất cao cần phải chú ý đến các vấn đề như: Trong giai đoạn bón phân cho cây ra đọt non anh bón cho một gốc sầu riêng là: 2-3kg phân dơi, 10-15kg phân chuồng hoai mục, 1-1,5kg phân hóa học NPK (16:16:8). Phân hóa học bón trung bình một tháng một lần, phân chuồng thì một năm 2-3 lần. Trong thời gian phủ nilon gốc cây thì không bón phân nữa. Khoảng sau 1-1,5 tháng đậy nilon cây sẽ trổ hoa. Khi hoa trổ dài 3-4cm thì tháo bỏ nilon ra và tưới nước trở lại. Trong thời kỳ cây ra đọt non phun thuốc Cyper và Bayfolan để ngăn ngừa sâu rầy và giúp đọt non phát triển tốt. Giai đoạn cây ra hoa thì phun thuốc Karate diệt sâu hại bông. Đến khi có quả thì dùng hỗn hợp thuốc Karate + Bavistin + Bayfolan phun định kỳ 7 ngày một lần để ngừa sâu đục trái và bệnh thối trái. Trước khi thu hoạch một tháng ngừng phun các loại thuốc để đảm bảo cho người tiêu dùng.

Theo NNVN


° Các tin khác
• Bệnh thương hàn ở vịt, ngan
• Cách nuôi thỏ cái, thỏ sơ sinh
• Bệnh Đọt Chổi Trên Cây Nhãn Triệu Chứng và Cách Phòng Trừ
• Tỉa cây lấy quả
• Bệnh loét hại cây có múi
• Những nguyên tắc phòng bệnh cho cá nuôi
• Biện pháp cải tạo vườn xoài năng suất thấp ở miền Trung
• Cách phòng và trị bệnh đốm trắng do virus SEMBV ở tôm nuôi
• Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ
• Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi theo hướng sinh học
• Bệnh viêm khớp trên heo con
• Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb