Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Bệnh Đọt Chổi Trên Cây Nhãn Triệu Chứng và Cách Phòng Trừ

Đọt chổi là bệnh gây hại nặng đối với cây nhãn. Nhiều tài liệu cho rằng, bệnh này do virus gây nên, song qua thực tế khảo sát các nhà vườn vùng Đông Nam bộ gần đây cho thấy, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhện và côn trùng chích hút...

Triệu chứng

- Triệu chứng xảy ra cả trên chồi hoa và chồi lá. Bị bệnh, chúng không tiếp tục dài ra mà biến dạng, co cụm, các phân đoạn trên lá, cành, chùm hoa đều ngắn và nhỏ lại. Nhìn xa như dạng một tổ chim, dạng cây chổi... Cành bị bệnh sẽ không phát triển, dần thoái hoá, khô và chết. Các chồi non mới xuất hiện có thể vẫn bình thường hoặc cũng hơi xoăn hay biến dạng...

- Bệnh thường gây hại nặng từ giai đoạn đầu mùa mưa trở đi.

- Thường xuất hiện nhiều trên giống nhãn tiêu da bò còn non hoặc những vườn cho thu hoạch nhiều năm.

Biện pháp phòng trừ

- Trừ nhện và côn trùng chích hút gồm nhện ký sinh, bọ xít nhãn, bọ trĩ, rệp sáp... nhất là vào mùa hanh khô là thời điểm côn trùng phát triển mạnh.

- Sử dụng giống nhãn xuồng bằng cách trồng mới, hoặc ghép chuyển đổi trên gốc nhãn tiêu da bò ở những khu vực bị nhiễm nặng. Sở dĩ chọn giống nhãn xuồng vì giống nhãn này có chi phí chăm sóc thấp hơn, giá bán cao hơn và dễ tiêu thụ hơn. - Vật liệu nhân giống phải sạch bệnh: chọn lọc cẩn thận vật liệu nhân giống, không sử dụng cây giống chiết ghép từ những cây và nhà vườn có triệu chứng bệnh.

- Tăng cường sức khỏe cho cây: tiến hành các biện pháp chăm sóc thích hợp (bón phân, tưới nước, tỉa cành tạo tán, tỉa thưa...) để gia tăng sức sống của cây.

- Tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh: tỉa cành nhánh, phát hoa, chồi ngọn và cây con bị nhiễm bệnh. Đây là biện pháp tốt nhất để khống chế bệnh. Cắt tỉa phía bên dưới vị trí bệnh khoảng hơn 20cm hoặc tỉa toàn bộ nhánh nhỏ tạo tán lại. Nên tỉa và tiêu huỷ đồng loạt trên toàn khu vực bị bệnh. Sau đó tiếp tục khống chế quần thể nhện và côn trùng chích hút bằng phun thuốc và các biện pháp khác để bảo vệ các chồi non mới hình thành.

- Kiểm dịch thực vật: kiểm soát, ngăn ngừa và tiêu huỷ sự di chuyển của vật liệu trồng mà xuất xứ từ những khu vực bị nhiễm bệnh hoặc không rõ ràng.

- Phun thuốc: có thể dùng bột lưu huỳnh, dầu khoáng sử dụng luân phiên với thuốc trừ nhện và trừ sâu để khống chế quần thể nhện ký sinh, bọ trĩ và côn trùng chích hút khác. Nên phối hợp sau khi tỉa tiêu hủy cành bệnh và chăm sóc chồi non sau tỉa. Lưu ý bột lưu huỳnh có thể gây cháy lá non nếu sử dụng không đúng liều lượng.

- Tưới phun nước trên tán cây: giúp hạn chế nhện và côn trùng chích hút.

CNVN-2004


° Các tin khác
• Tỉa cây lấy quả
• Bệnh loét hại cây có múi
• Những nguyên tắc phòng bệnh cho cá nuôi
• Biện pháp cải tạo vườn xoài năng suất thấp ở miền Trung
• Cách phòng và trị bệnh đốm trắng do virus SEMBV ở tôm nuôi
• Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ
• Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi theo hướng sinh học
• Bệnh viêm khớp trên heo con
• Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb