Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Tỉa cây lấy quả

Nhiều loài cây ăn quả ra hoa quả ở cành non nên cần phải cắt tỉa mới có quả to và đều như cây nho, táo ta, ổi… Hãy lấy một thí dụ về tỉa nho.

Các giống nho: Việt Nam đã nhập nhiều giống nho của các nước. Trước giải phóng đã có trên 40 giống nho được nhập và trồng thử nghiệm ở Phan Rang.

Một số giống thích ứng tốt là:

Nho đỏ Cardinal (Red cardinal): chùm 280 g, vỏ đỏ nâu sậm, có hột, vị chua ngọt, lá 5 thùy sâu. Giống này chiếm gần 100% nho ở Phan Rang do thời gian nuôi quả ngắn và vì vậy có cắt tỉa tối đa 3 lần/năm. Từ cắt tới thu hoạch mất 80 - 90 ngày.

Giống Ribier: nho có vỏ tím đen, dầy, ngọt; lá có 5 thùy sâu, đáy tròn. Thời gian từ cắt tới thu hoạch dài (100 - 110 ngày). Giống này hiện còn ít.

Giống nho Alden: Quả tròn, vỏ đen, ngọt. Thời gian từ cắt tới thu hoạch từ 80 - 100 ngày. Giống này còn ít.

Các phần của cây nho cần biết:

- Thân cây (trunk): mọc từ gốc lên.

- Tay hay cành chính (arm, main canes): mọc từ thân ra thường trên 1 năm tuổi.

- Cành mẹ của cành quả (canes fruiting mother shoot): mọc từ tay ra, cành này ở Trung bộ thường dưới 6 tháng tuổi.

- Cành quả (fruiting shoot): cành mọc từ cành mẹ ra, mang hoa quả.

- Mắt nho (bud) hay mầm nho: là mầm kép gồm 3 mầm đơn, mầm giữa cho tược quả, mầm bên cho tược lá. Nếu mầm giữa không nảy ra trước thì ta chỉ có tược lá. Khi tỉa mắt chừa lại nên chọn mắt phồng, không xơ, nằm phía trên hay nằm bên hông cành.

Đặc tính ra hoa quả: tược quả thường phát triển từ mầm thứ 2, 3 tới mầm thứ 15, 16 tùy theo đặc điểm của từng giống, nhưng thông thường thì các giống thường ra tược quả ở mắt thứ 4 - 6, đối với giống Thompson seedless (không hột) từ mầm thứ 8 đến thứ 10.

Đối với nho Red Cardinal chọn các cành trưởng thành, cành mọc cách nhau 10 - 15 cm, chiều dài trên 1 m. Cắt ở vị trí mắt thứ 6 để tược mang quả nảy ra ở mắt thứ 5, 6. Mỗi tược sẽ cho 1 - 2 chùm quả.

Mùa vụ: đối với giống nho đỏ Cardinal trong điều kiện Phan Rang có 3 vụ cắt: vụ Đông Xuân (1/10 – 30/10 dl), vụ Xuân Hè (15/1 – 15/2) đây là vụ chính và vụ Hè Thu (15/5 –15/6). Từ cắt đến cành nảy mầm khoảng 10 ngày, đến ra hoa khoảng 20 ngày, đến đậu quả khoảng 30 ngày, đến thu hoạch khoảng từ 85 đến 90 ngày, sau đó cây nghỉ khoảng 30 ngày rồi lại cắt lại. Cần thời gian nghỉ để cây tích lũy chất dinh dưỡng. Như vậy mất 120 ngày/vụ. Cần phối hợp hài hòa biện pháp bón phân và tưới nước với biện pháp cắt tỉa.

                                               TS. NGUYỄN VĂN KẾ - GV Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM


° Các tin khác
• Bệnh loét hại cây có múi
• Những nguyên tắc phòng bệnh cho cá nuôi
• Biện pháp cải tạo vườn xoài năng suất thấp ở miền Trung
• Cách phòng và trị bệnh đốm trắng do virus SEMBV ở tôm nuôi
• Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ
• Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi theo hướng sinh học
• Bệnh viêm khớp trên heo con
• Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb