Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Cách phòng và trị bệnh đốm trắng do virus SEMBV ở tôm nuôi

Khi tôm bị bệnh đốm trắng do virus baculovirus thường có biểu hiện một số triệu chứng bệnh lý như tôm có hiện tượng dạt vào bờ, mức tiêu thụ thức ăn giảm, quan sát trên những con tôm dạt bờ thấy xuất hiện những đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân. Thân tôm xuất hiện màu hồng tím. Tôm chết hàng loạt và có thể chết 100% chỉ trong 3-5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

Để phòng bệnh, cần thực hiện việc áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước trực tiếp từ sông biển. Nước được đưa vào ao lắng lọc và xử lý bằng formol 20-30 ppm. Nếu không có điều kiện xử lý nước thì không nên nuôi tôm vào vụ đông xuân, tức vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Ao nuôi cần tẩy dọn kỹ, vét sạch đáy bùn ao, phơi đáy 5-7 ngày, dùng formol hoặc vôi để diệt virus và các mầm bệnh. Không những thế, việc có đươc con giống tốt cũng là một yêu cầu không thể thiếu. Chọn tôm giống khoẻ mạnh không nhiễm virus bệnh đốm trắng qua việc test kiểm tra ở các phòng thí nghiệm thuỷ sản. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp gây sốc bằng formol. Lấy khaỏng 100-200 con tôm post cho vào thau có pha formol 50-100 ppm để trong 1-2 giờ. Nếu tỷ lệ sống sau sốc đạt trên 95% thì đàn tôm post này khoẻ, ít mang virus. Đây là phương pháp đơn giản dễ làm nhằm chọn ra được một đàn giống ít hay không nhiễm virus.

Kế đó là việc quản lý các điều kiện môi trường nuôi phải ổn định và thích hợp. Do nuôi ít thay nước nên cần tránh hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch trong suốt vụ nuôi. Ngăn chặn và loại bỏ tất cả các loại giáp xác hoang dã có trong ao nuôi hoặc ao chứa bằng các biện pháp tẩy dọn, diệt tạp, lọc nước trước khi đưa vào ao nuôi. Cần hạn chế sự rò rỉ nước của ao nuôi. Dùng thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm vitamin C với liều 2-4 g/kg thức ăn để tăng cuờng sức đề kháng cho tôm. Trong trường hợp ao có bệnh đốm trắng do virus, thực hiện các biện pháp cấp thiết như nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch ngay để tránh thiệt hại, vì bệnh có thể gây cho tôm chết rất nhanh. Nếu tôm còn nhỏ và phát hiện bệnh mới xảy ra, chỉ vài con dạt bờ thì cho formol 30-50 ppm để giết những con tôm đã nhiễm virus và làm mất khả năng cảm nhiễm của các vi thể virus tự do.

 Sau đó nhặt hết xác của những con tôm chết đem đi xa khu vực nuôi. Thay nước ao nếu có thể. Như vậy có thể cứu được số tôm còn lại chưa bị nhiễm virus. Nếu tôm còn nhỏ nhưng khi phát hiện ra tôm bị bệnh đã nặng cần dùng các chất thuốc sát trùng liều cao để sát trùng, tiêu diệt virus trước khi thải bỏ. Khi trong ao tôm bị bệnh đốm trắng do virus, cần khoanh vùng, dùng formol 50-70 ppm hoặc Chlorine 50-100 ppm để tiêu diệt toàn bộ virus và các vật mang virus trước khi xả bỏ để tránh lây lan mầm bệnh sang các ao khác ở cùng trong một khu vực./.

Nguyễn Thắng (Đài tiếng nói Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh)


° Các tin khác
• Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ
• Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi theo hướng sinh học
• Bệnh viêm khớp trên heo con
• Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb