Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ

Sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng và thiệt hại. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:

- Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

- Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hòa nước và rễ dễ bị hủy hoại.

- Do cao trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (úng cục bộ hoặc từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Các nguyên nhân trên làm rễ thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" sau đó bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa lũ.

Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị "stress", tổng hợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất là sau khi nước rút. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:

- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8-10cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.

- Bón DAP (2/3) và Clorua kali (1/3) với liều lượng 0,2-1kg hỗn hợp/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Việc thực hiện cùng với xới phá váng.

- Cung cấp các dưỡng chất qua lá chứa đường, NPK, Cytokinin... để tăng cường khả năng hồi phục của cây.

- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thủy cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.

Nguồn: Nguyễn Mạnh Chinh-NXBNN TP.HCM 2000


° Các tin khác
• Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi theo hướng sinh học
• Bệnh viêm khớp trên heo con
• Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb