Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Quản lý dinh dưỡng trên vườn cam, quýt

Trước đây, do chúng ta sử dụng giống địa phương năng suất không cao và không thâm canh nên với điều kiện của thiên nhiên thì có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng mà không cần phải bổ sung thêm. Nhưng ngày nay, chúng ta sử dụng các giống cải tiến, năng suất rất cao và trồng thâm canh nên dưỡng chất tự nhiên không cung cấp đủ cho cây trồng và chúng ta cần phải bổ sung thêm cho nó. Việc bón phân cho cây trồng không thể định lượng được mà phải căn cứ theo điều kiện đất đai ở từng nơi và còn tùy loại cây trồng. Mặt khác, nếu cung cấp dưỡng chất không đúng và không cân đối thì sẽ gây ức chế sự hấp thụ một chất khác dẫn đến tình trạng cây trồng thiếu chất bị ức chế đó. Theo PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ - Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, để xác định được những triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây cam quýt, bà con có thể tiến hành theo 5 bước :

Thứ nhất là nhận diện được triệu chứng bất thường trên cây trồng bằng cách so với một số hình ảnh mẫu về các triệu chứng thiếu dinh dưỡng để định hướng cây đang thiếu chất gì.

Thứ hai là sau khi đã định hướng được thiếu chất gì rồi thì cần phải lấy mẫu lá gửi cho các phòng thí nghiệm để khẳng định lại cho chính xác.

Thứ ba là bổ sung chất mà cây trồng đang thiếu, nên chừa lại một cây đối chứng vẫn giữ nguyên không cung cấp thêm bất cứ loại phân bón nào.

Thứ tư là kiểm tra lại xem trên những cây đã xử lý có khắc phục được tình trạng thiếu dinh dưỡng hay không bằng cách so sánh với cây đối chứng còn lại. Nếu cây vẫn không khắc phục được thì có thể là do sâu bệnh gây hại dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thì lúc này phải có hướng phòng trị sâu bệnh.

Thứ năm là lập ra một qui trình quản lý dinh dưỡng cho vườn cây cam quýt để áp dụng cho những năm sau.

Phân biệt các triệu chứng thiếu đạm, kẽm và sắt trên cây cam quýt : Thiếu đạm thì lá già có màu vàng, còn thiếu kẽm thì lá non có màu vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh, kích thước lá nhỏ lại. Thiếu sắt thì cũng thể hiện ở lá non có màu vàng, gân lá xanh nhưng kích thước lá vẫn bình thường. Trường hợp cây thiếu đạm thì có thể bón phân urê vào đất hoặc phun lên lá (pha 1/1 lít nước). Còn thiếu kẽm thì có thể sử dụng sunfat kẽm (ZnSO4), cũng pha khoảng 1g / 1 lít nước và phun trực tiếp lên lá. Thiếu sắt thì sử dụng từ 2 - 4g EDTA sắt pha trong 1 lít nước và phun đều lên cây.

Cam quýt bị vàng lá gân xanh thì triệu chứng giống với thiếu kẽm, bởi vì vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh sống trong mạch nhựa của cây cũng làm cho chất kẽm trong đất trở nên không hữu dụng trong cây, nên cây cũng có triệu chứng thiếu kẽm. Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thì không thể phun bổ sung chất kẽm là cây phục hồi được mà trước hết nên cắt bỏ những cành bắt đầu bị bệnh, cắt sâu vào trong gần sát thân cây mẹ. Những cây bị bệnh nặng thì nên mạnh dạn nhổ bỏ và tiêu huỷ.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P2
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P1
• Phương pháp trồng dưa hấu trên đất lúa

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb