Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Muốn nuôi bò thành công-nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì

Hiện nay, tổng đàn bò sữa của cả nước đã đạt mức hơn 50.000 con. Sản lượng sữa sản xuất đạt khoảng trên 400.000 tấn/năm nhưng vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì thế lượng sữa nhập khẩu hàng năm chiếm đến trên 80% nhu cầu.

Từ năm 2000, nhà nước có chủ trương phát triển đàn bò sữa trong nước để vừa giúp bà con nông dân có thêm thu nhập vừa giảm bớt việc chi dùng ngoại tệ để nhập khẩu sữa. Tuy nhiên, số lượng bò sữa hiện có này vẫn chưa đáp ứng theo dự kiến của yêu cầu phát triển lên 200.000 con bò sữa vào năm 2010, vì tốc độ sinh sản của bò khá chậm. Trước nhu cầu về con giống bò đang tăng cao để phục vụ cho phát triển nghề nuôi bò sữa, bà con nuôi bò sữa ở nhiều địa phương đã mua giống bò sữa HF nhiệt đới hóa từ Úc hoặc săn lùng mua bò lai HF, bò lai Sind trong nước để nhân đàn. Với tình hình phát triển này, các nhà đầu tư mới vào nghề nuôi bò sữa cần quan tâm đến một số vấn đề như chất lượng con giống, đồng cỏ và đầu ra cho sản phẩm sữa hàng hóa.

Trước tiên, nhà đầ tư cần xem xét để lựa chọn con giống bò sữa nào là thuận lợi cho người mới vào nghề nuôi bò sữa. Đó là các con lai F 1, F2 từ bò lai Sind với tinh đông viên của bò HF, là những bò tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên hiện nay do số lượng bò sữa có nguồn cung cấp kém hơn nhu cầu nên gía con giống bò sữa tăng lên khá cao. Vì thế, tuỳ theo túi tiền của mình mà nhà đầu tư sẽ chọn hướng đi thích hợp. Các bò lai HF có giá khoảng 60.000 đồng/kg hơi. Như vậy một con bò sữa lai F1, F2… sẽ có giá từ 22 đến 30 triệu đồng, đây là một khoản tiền đầu tư không nhỏ. Tuy nhiên, khi mua các con giống này về, người nuôi bò nhiều khi vẫn chưa an tâm vì các chỉ tiêu về năng suất sữa, về sinh sản của bò có thể không đạt như mong muốn. Một số nhà đầu tư khác, đã mua bò Sind hóa để làm bò nền, vừa chắc ăn vừa giảm được vốn đầu tư. Nhưng hiện nay, bò lai Sind này cũng có gía cao hơn so với trước đây. Một con cái tơ lai Sind có giá không dưới 6 triệu đồng. Hướng đi tạo ra con bò sữa lai HF từ bò lai Sind khá chắc chắn. Nhưng ngược lại, để có được con bò sữa lai HF sẽ mất nhiều thời gian hơn, không thể đốt giai đoạn được.

Có được con giống bò sữa rồi thì nhà đầu tư còn cần quan tâm đến việc cung cấp cỏ xanh cho chúng. Đặc điểm tiêu hóa của bò là loài dạ dày 4 túi nên thức ăn thô xanh rất quan trọng. Khẩu phần thức ăn xanh cho chúng chiếm tỷ lệ không dưới 30% và không thể thay thế hoàn toàn bằng thức ăn tinh được. Nếu cho bò sữa ăn số lượng thức ăn tinh nhiều, chiếm đến trên 70% khẩu phần thức ăn thì chúng sẽ gặp một số bệnh như keton huyết, rối loạn tiêu hóa, tiết sữa và ngay cả ảnh hưởng đến vấn đề khả năng sinh sản. Nhà đầu tư khi chọn được vùng đất để trồng cỏ hoặc ở gần những nơi có nhiều cỏ tự nhiên có thể giảm được chi phí gía thành khoảng 30% chất thô xanh. Đặc biệt là vào mùa khô nóng, cỏ tự nhiên không còn nhiều, nếu bò không có đủ cỏ trồng hoặc cỏ ủ chua, ủ xanh… trong khẩu phần thì sản lượng và ngay cả chất lượng sữa cũng giảm đi. Vì thế, việc trồng các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ sả, cỏ Kudzu… để bù đắp lượng cỏ tự nhiên là một yêu cầu không thể thiếu.

Một lợi điểm khác là gía cỏ trồng trong mùa nắng vào khoảng 350-500 đồng/kg thường cao hơn vào mùa mưa chỉ khoảng 100-150 đồng/kg. Cứ tính mỗi con bò vắt sữa mỗi ngày phải ăn 30-40 kg cỏ xanh thì số tiền chi phí mua cỏ trong một năm sẽ lớn biết chừng nào. Vì vậy, giảm được chi phí mua cỏ là nhà đầu tư có thêm được một nguồn lợi không nhỏ.

Có được đồng cỏ tốt, có con giống bò sữa tốt để tạo ra sản phẩm sữa là bước thành công lớn của người chăn nuôi. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển gaio tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia có một số lời khuyến cáo đối với nhà đầu tư ở một số địa phương là do tính chất sản xuất hàng hóa, lượng sữa này phải có đầu ra ổn định mới tạo được lợi nhuận là tiền thu về mỗi tuần mỗi tháng. Vì vậy việc đầu tư nuôi bò sữa còn cần phải gần nơi trạm trung chuyển thu mua sữa hoặc gần nhà máy chế biến sữa. Hoặc cự ly cho phép của trại nuôi bò đến các điểm thu mua sữa chỉ trong khoảng 100 km trở lại, để sữa sau khi thu gom phải được hạ nhiệt độ xuống còn 2-4 độ C mới bảo đảm được chất lượng sữa trước khi đưa về nhà máy chế biến sữa...

Việc đầu tư chăn nuôi bò sữa đang là một trong những nghề được nhà nước khuyến khích phát triển. Con bò sữa đã trở thành phương tiện vượt nghèo, làm giàu chính đáng cho nhiều nông hộ ở các vùng ven đô thị. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới vào nghề nuôi bò sữa, cần thiết phải cân nhắc một số yếu tố chủ yếu để có thể đạt được hiệu quả mong muốn theo dự kiến đã đề ra.

Nguyễn Thắng (Đài tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh)


° Các tin khác
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P1
• Sóc Trăng: Phóng thích ong ký sinh diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa
• Sử dụng phân bón có hiệu quả trong vụ lúa Đông Xuân - P2
• Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P2
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P1
• Phương pháp trồng dưa hấu trên đất lúa
• Ruồi đục trái ổi

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb