Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Kỹ thuật bao trái cây đem lại hiệu quả cao

Một kỹ thuật mới trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được bà con nông dân nhiều nơi, đặc biệt là các nhà vườn trồng cây ăn trái nam Bộ áp dụng rất có hiệu quả đó là kỹ thuật bao trái.

Nhờ bao trái bằng các loại túi giấy chuyên dụng mà quá trình sinh trưởng, phát triển của trái cây vẫn xảy ra bình thường kể từ lúc đậu trái cho tới khi thu hoạch nhưng chất lượng của trái sẽ cao hơn nhiều so với các loại trái cây không được bao: Mã quả đẹp hơn, không có các vết rám do sâu bệnh hoặc bị sém nắng gây ra.

Một ưu điểm nữa rất quan trọng thu hút được sự quan tâm của bà con nông dân là nhờ dùng túi bao trái mà tỷ lệ quả bị rụng do bị sâu bệnh gây hại giảm đáng kể, số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh giảm hẳn, tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc và công phun thuốc. Do chất lượng, mã quả đẹp nên được thị trường chấp nhận, hàng dễ bán, bán được giá, tiêu thụ nhanh, hiệu quả kinh tế rất cao, phù hợp với sản xuất trái cây sạch, an toàn.

Để có thể sử dụng biện pháp bao trái một cách có hiệu quả bà con nông dân cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Nên bao trái ngay sau khi đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý: Đối với các loại cây như nhãn, xoài, sầu riêng là 45 ngày, chôm chôm, cam quý là 30-40 ngày sau đậu trái.

- Trước khi bao trái 1 ngày cần cắt tỉa bớt những dé hoa còn sót lại, các cành tăm, lá vô hiệu và tỉa bỏ bớt những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái.

- Tùy theo loại trái cây mà sử dụng các loại kích cỡ bao trái cho phù hợp: Với nho, nhãn, vải, chôm chôm, cam quýt, xoài chùm Cát Chu… có thể bao cả chùm với kích thước bao to; với các loại trái to như xoài cát Hoà Lộc, bưởi, lê… thì dùng bao có kích thước phù hợp để bao từng trái một.

- Một trong những cơ sở kinh doanh loại túi bao trái bà con có thể liên hệ để mua và sử dụng: Túi bao trái cây chuyên dụng "Mai Xuân" của Công ty TNHH TM & SX Mai Xuân ở địa chỉ: 18B/18 - Quang Trung-Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh, ĐT: 0913.90980.

                                                                                                                     Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• "Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P2
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P1
• Phương pháp trồng dưa hấu trên đất lúa
• Ruồi đục trái ổi
• Tiền Giang: phòng trị ruồi đục trái
• Phương pháp bón phân cho rau sạch
• Vòi voi gây hại xoài
• Đề xuất giải pháp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb