Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

"Bốn đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Dùng thuốc BVTV đã và đang là giải pháp quan trọng để bảo vệ thành quả của ngành trồng trọt. Việc sử dụng thuốc đúng kỹ thuật không những đạt được mục tiêu giết chết sâu hại, bệnh hại, tăng hiệu quả phòng trừ, giảm chi phí mà còn bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Dùng thuốc đúng kỹ thuật là đảm bảo nguyên tắc "bốn đúng": đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Dùng đúng thuốc

Phải căn cứ vào đối tượng hại mà dùng thuốc cho đúng. Có nhiều loại thuốc BVTV: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, trừ chuột hại... không dùng thuốc nhóm này để trừ đối tượng hại của nhóm kia, không dùng thuốc trừ sâu để trừ bệnh hại... Trong thực tế, nhiều bà con đã không phân biệt được thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Có trường hợp, trong ruộng lúa, khi rầy nâu phát triển mạnh lại dùng thuốc Fuji One là thuốc trừ bệnh đạo ôn, hay khi lúa bị bệnh khô vằn lại đem phun thuốc Padan là thuốc trừ sâu, không những không có hiệu quả, gây lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt nguy hiểm khi dùng lẫn lộn thuốc trừ cỏ với các nhóm thuốc trừ dịch hại khác, hậu quả để lại sẽ rất lớn và lâu dài.

Cần lưu ý, trong mỗi nhóm thuốc, có những thuốc có tác dụng đặc hiệu như thuốc 2,4D trừ cỏ hai lá mầm rất tốt nhưng không trừ được cỏ một lá mầm; validacin là thuốc trị bệnh khô vằn lúa, bệnh nấm hồng hại cao su tốt nhưng không trị được bệnh đạo ôn, song lại có những thuốc mà phổ tác dụng rộng, như thuốc trừ nấm Booc đô có thể phun cho nhiều loại bệnh hay Padan có thể diệt được nhiều loại sâu hại. Việc sử dụng đúng thuốc có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả diệt trừ, về kinh tế, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Dùng thuốc đúng liều lượng

Mỗi loại thuốc, dù là trừ sâu, trừ bệnh hay trừ cỏ... có tác dụng hiệu quả nhất ở một liều lượng nhất định. Người sử dụng thuốc cần phải biết nồng độ thuốc sử dụng trước khi phun và phải chấp hành đúng yêu cầu về liều lượng sử dụng đối với từng loại thuốc. Trên bao bì các loại thuốc luôn ghi rõ liều lượng, nồng độ cụ thể, ví dụ như pha thuốc Padan 95SP để phun trừ sâu đục quả đỗ tương, cần pha 15g cho 10 lít nước. Khi dùng thuốc với liều lượng thấp hơn quy định, hiệu lực thuốc sẽ kém, bệnh không hết, sâu không chết, mà nguy hiểm hơn tạo cho các đối tượng hại có khả năng kháng thuốc và quen thuốc; ngược lại nếu liều lượng dùng cao hơn nồng độ quy định sẽ làm lãng phí thuốc, gây ô nhiễm môi trường. Tâm lý thường gặp ở bà con là muốn sau khi phun thuốc phải thấy sâu chết ngay nên thường tăng cao liều lượng thuốc mà không nghĩ đến hậu quả tiêu cực. Việc tăng liều lượng sử dụng dẫn đến lượng thuốc tồn dư trên sản phẩm lớn, thời gian tồn dư sẽ dài, gây độc hại cho người sử dụng, vì vậy việc dùng đúng liều lượng thuốc còn có ý nghĩa đảm bảo an toàn vệ sinh nông sản phẩm.

Dùng thuốc đúng lúc

Trong thực tế sản xuất thường gặp hiện tượng phun thuốc không đúng lúc: mới thấy sâu xuất hiện đã tiến hành phun ngay, nhưng cũng có khi để sâu bệnh phát triển tràn lan mới phun. Cả hai trường hợp này, việc phun thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn. Phun sớm quá, khi sâu bệnh xuất hiện còn ít, sẽ gây lãng phí, song phun muộn quá, khi cây trồng đã bị phá hại nhiều, sâu non vào nhộng thì việc phun không còn tác dụng nữa.

Để phun thuốc đúng lúc, cần tiến hành điều tra theo dõi thời điểm xuất hiện, chiều hướng phát triển của sâu bệnh, đặc điểm thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để định ra thời điểm phun thích hợp. Ví dụ như khi lúa làm đòng, trổ bông, mật độ sâu cuốn lá nhỏ 6-9 con/m2 thì nên cho phun; khi lúa đẻ nhánh mật độ trứng sâu đục thân hai chấm đạt 0,8- 1,2 ổ/m2 thì nên phun, nhưng khi lúa bắt đầu trỗ thì chỉ 0,2- 0,4 ổ/m2 đã cần cho phun rồi.

Dùng đúng cách

Mỗi loại thuốc BVTV đều có cách sử dụng sao cho hiệu quả. Có loại thuốc dạng bột, có loại dạng sữa, có loại dạng hạt... nên cách sử dụng các thuốc này cũng không giống nhau. Có loại dùng để phun, có loại xông hơi, hay rắc trực tiếp vào đất... Cần đọc kỹ hướng dẫn để nắm được cách dùng cho đúng. Phổ biến hiện nay, các nhà sản xuất chế biến loại thuốc phun, vì vậy cần phun đúng kỹ thuật để có hiệu quả cao: phun đủ ướt cây, phun vào nơi cư trú của sâu bệnh thì tác dụng diệt trừ của thuốc mới phát huy tốt.

Tóm lại, dùng thuốc BVTV trong nông nghiệp cần phải đúng kỹ thuật, thực hiện đúng nguyên tắc "bốn đúng", có như vậy việc phòng trừ dịch hại cho cây trồng mới đạt kết quả tốt, kinh tế và an toàn vệ sinh nông sản, bảo vệ môi sinh.

Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Những yếu tố để vải thiều sai quả
• Tỉa hoa, trái cho sầu riêng
• 5 biện pháp trừ ruồi đục trái hiệu quả cao
• Phương pháp trồng chanh không hạt
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P1
• Sản xuất cây ăn trái và nâng cao chất lượng trái cây - P2
• Trồng mía theo phương pháp mới
• Kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn của anh Huỳnh Văn Sơn
• Kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
• Phương pháp trồng cây trong thời tiết rét đậm
• Quy trình phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau
• Xử lý nhãn tiêu ra trái nghịch mùa
• Kinh nghiệm thâm canh vải thiều
• Xử lý ra rễ cho cành xoài giâm
• Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P2
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P1
• Phương pháp trồng dưa hấu trên đất lúa
• Ruồi đục trái ổi
• Tiền Giang: phòng trị ruồi đục trái
• Phương pháp bón phân cho rau sạch
• Vòi voi gây hại xoài
• Đề xuất giải pháp
• Làm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb