Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Phòng trừ rầy nhảy trên cây xoài

Khánh Hoà là một trong những tỉnh có diện tích xoài lớn trong cả nước. Với diện tích khoảng 4.000 ha, cây xoài được trồng tập trung tại TX Cam Ranh gần 2.600 ha, Ninh Hoà gần 570 ha và rải rác ở các huyện khác. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, năng suất xoài không cao mà một trong những nguyên nhân chính là việc đầu tư chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại chưa được quan tâm đúng mức. Trên cây xoài có nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại, trong đó đối tượng nguy hiểm nhất là rầy nhảy-còn gọi là rầy bông xoài, rầy mắt to. Nếu không được phòng trừ tốt, rầy có thể làm mất từ 20-100% năng suất xoài. Sự gây hại: Rầy xuất hiện và gây hại quanh năm trên cây xoài. Tuy nhiên, chúng chỉ phát triển và gây hại nặng vào giai đoạn cây xoài bắt đầu ra chồi hoa đến khi đậu trái xong (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Cả ấu trùng (rầy non) và trưởng thành đều chích hút nhựa cây ở những bộ phận non như ngọn, lá non và đặc biệt ưa thích cuống bông. Bông bị rầy gây hại sẽ bị khô héo, không có khả năng đậu trái. Khi đã có trái non thì sẽ bị còi cọc và rụng. Ngoài ra chất thải của rầy còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát sinh trên lá, bông và trái làm ảnh hưởng tới quang hợp của cây và hình thức trái xoài.

Phòng trừ:

Có thể dùng phương pháp bẫy đèn để thu và tiêu diệt rầy trưởng thành; làm vệ sinh, xén tỉa cho tán cây thông thoáng để hạn chế sự phát triển. Khi bị rầy gây hại, nhất là giai đoạn ra hoa-đậu quả, thì cần phải phun thuốc hoá học để phòng trừ. Thường phải phun 2 lần: Lần 1 vào giai đoạn hình thành chồi hoa và nụ; lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày để diệt những ấu trùng mới nở, tránh rầy tái phát. Cần lưu ý: Phun thuốc vào giai đoạn ra nụ và trái non có thể làm khô bông và rụng trái, vì vậy cần lựa chọn các loại thuốc đặc trị sâu chích hút và ít ảnh hưởng tới bông và trái xoài non.

Có thể sử dụng các loại thuốc sau:

Marshal (0,2%), Karate, Selecron (0,15-0,2%), Confidor, Secsaigon, Actara (1%). Khi hoa nở rộ thì hạn chế phun thuốc để tránh ảnh hưởng tới việc đậu trái. Khi trái đã lớn bằng ngón chân cái thì có thể không cần phun thuốc, vì khi đó rầy không còn khả năng gây hại nặng.

                                                                                                                     Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P2
• Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi - P1
• Bệnh phấn trắng hại chôm chôm
• Bệnh thán thư trên ổi
• Chú ý những loại nhện chính hại cam, quýt
• Tác dụng của nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn quả
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P2
• Những biện pháp nâng cao chất lượng lúa gạo mùa mưa - P1
• Phương pháp trồng dưa hấu trên đất lúa
• Ruồi đục trái ổi
• Tiền Giang: phòng trị ruồi đục trái
• Phương pháp bón phân cho rau sạch
• Vòi voi gây hại xoài
• Đề xuất giải pháp
• Làm
• Phòng trự bọ trĩ và dịch hại cho vụ lúa Đông Xuân 2004-2005 - P2
• Phòng trự bọ trĩ và dịch hại cho vụ lúa Đông Xuân 2004-2005 - P1
• Biện pháp phòng trừ cỏ dại - P2
• Biện pháp phòng trừ cỏ dại - P1
• Những điểm cần chú ý để giảm giá thành hạt lúa
• Khắc phục đu đủ bị chết do mưa úng
• Triệu chứng khi cây bắp thiếu dinh dưỡng
• Một số giống ngô mới ngắn ngày thích hợp cho các tỉnh miền Trung
• Trồng bí xanh trái vụ
• Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb