Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Ruồi đục trái ổi

Trái ổi nhìn bề ngoài lành lặn, không vết tích, nhưng bổ ra bên trong có nhiều dòi (nhất là mùa mưa). Đó là hiện tượng ruồi đục trái ổi. Ruồi đục trái ổi thuộc họ Tephritidae, đẻ trứng nhiều nên sinh sôi nảy nở nhanh, gây thiệt hại lớn.

Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái và đẻ trứng vào đó. Vết chích rất nhỏ nên khó nhận biết. Thường thì những trái bị dòi sẽ mềm hơn những trái khác.

Dòi nở ra đục ăn ruột trái làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Việc trứng ruồi hiện diện trong trái không những gây thiệt hại đến giá trị thương phẩm, chất lượng của trái mà còn có thể truyền bệnh, sinh sôi nảy nở sang những vùng, quốc gia khác. Đây sẽ là rào cản lớn cho việc xuất khẩu mặt hàng này.

Ruồi đục trái thường phá hại nhiều từ khi trái già, gần chín đến chín. Trái càng để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn.

Phòng trừ ruồi đục trái cần kết hợp đồng loạt và áp dụng trên diện rộng với nhiều nhà vườn cùng tham gia mới đem lại hiệu quả cao.

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ những trái rụng trong vườn đem chôn sâu.

- Thu hoạch sớm, không nên để trái trên cây quá lâu.

- Sử dụng bao trái cây.

- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ để giết ruồi như Vizubon-D hoặc Ruvacon.

- Phun mồi protein thuỷ phân pha thuốc trừ sâu 50EC hoặc Pyrinex 20EC, hoặc Rengent 5SC... chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây (1/10 diện tích tán cây), với cách này dẫn dụ được ruồi cái.

- Có thể tự làm bả bẫy ruồi bằng cách dùng một miếng trái cây chín có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cành cây.

                                                                                                                     Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Tiền Giang: phòng trị ruồi đục trái
• Phương pháp bón phân cho rau sạch
• Vòi voi gây hại xoài
• Đề xuất giải pháp
• Làm
• Phòng trự bọ trĩ và dịch hại cho vụ lúa Đông Xuân 2004-2005 - P2
• Phòng trự bọ trĩ và dịch hại cho vụ lúa Đông Xuân 2004-2005 - P1
• Biện pháp phòng trừ cỏ dại - P2
• Biện pháp phòng trừ cỏ dại - P1
• Những điểm cần chú ý để giảm giá thành hạt lúa
• Khắc phục đu đủ bị chết do mưa úng
• Triệu chứng khi cây bắp thiếu dinh dưỡng
• Một số giống ngô mới ngắn ngày thích hợp cho các tỉnh miền Trung
• Trồng bí xanh trái vụ
• Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb