Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Những điểm cần chú ý để giảm giá thành hạt lúa

Hiện nay, nhiều nơi ở ĐBSCL, chi phí sản xuất 1kg lúa thương phẩm chỉ còn từ 700-900đ/kg làm tăng lợi nhuận đáng kể cho người trồng lúa. Để đạt được kết quả cao theo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, bà con nông dân cần chú ý các biện pháp sau đây:

1. Chọn giống:

Theo PGS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL “Các giống lúa có thể gieo sạ trong vụ hè - thu năm 2004: OM 2517, OM 4498, OM 2718, OM 4495, OM 2395 hoặc MTL 235, MTL 352, VD 20, AS 996…”.

Để chọn được giống lúa phù hợp, bà con nên tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật tại địa phương; nên chọn giống xác nhận có độ thuần rặt cao (99,25%) để gieo trồng. Bà con nên lưu ý: Không nên lấy lúa ăn để làm giống hoặc trao đổi, mua giống lúa với nhau.

Tuy nhiên, nguồn giống xác nhận do các Viện, trường, trung tâm…chưa cung ứng đủ, nhiều bà con vẫn phải sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Trong trường hợp này, cần phải loại bỏ những hạt này trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm giống vào dung dịch nước muối 14% để loại những hạt lúa lép, lúa lửng có sức nẩy mầm yếu và mang mầm bệnh. Bà con nên pha 2,8 kg muối trong 20 lít nước, mỗi lần có thể ngâm vào 15-20 kg lúa trong 1-2 phút, có thể sử dụng lượng nước này để ngâm nhiều lần, rồi vớt bỏ những hạt nổi phía trên chỉ giữ lấy những hạt giống no tròn, đầy đặn, chìm. Sau đó rửa giống lại bằng nước thường và ngâm ủ bình thường.

2. Xử lý giống: Có 2 vấn đề cần lưu ý:

Phá miên trạng hạt lúa: Có nhiều cách phá miên trạng, đơn giản nhất là dùng acid nitric (HNO3) với nồng độ từ 1-5 phần ngàn.

Phòng ngừa sâu bệnh hại trong giai đoạn đầu: Đây là cách đơn giản để bảo vệ cây lúa chống lại một số sâu bệnh hại trong gian đoạn mạ với chi phí rất thấp.

Dùng Actara 25WG xử lý giống nhằm mục đích ngừa bù lạch và rầy nâu cho hiệu quả rất cao. Liều lượng 1gr Actara 25WG pha trong 1-2 lít nước, phun lên 10 kg giống đã được ngâm ủ vào giai đoạn 12 giờ trước khi gieo sạ. Theo đánh giá của nhiều bà con thì Actara bảo vệ được cây lúa chống lại bù lạch và rầy nâu từ 15-20 ngày sau sạ.

Đối với bệnh lúc von hay còn gọi là bệnh mạ đực do nấm Fusarium moniliforme tấn công. Dùng Carban 50SC nồng độ 3 phần ngàn để xử lý giống (pha 60cc thuốc trong 20 lít nước) và ngâm 20kg lúa giống trong 12-24 giờ, sau đó xả nước và tiếp tục ngâm ủ bình thường. Với cách này ta chỉ cần dùng 1 lượng thuốc chỉ bằng ¼ lượng dùng phun xịt mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lúa von cao.

3. Sạ thưa:

Để tận dụng khả năng nảy chồi hữu hiệu của cây lúa, đảm bảo năng suất, theo khuyến cáo, bà con có thể gieo sạ khoảng 8-12kg/1000m2 bằng phương pháp sạ hàng, hoặc sạ thưa bằng tay với lượng giống khoảng 15kg/1000m2. Với mật độ vừa phải, phù hợp, cây lúa có thể phát triển tốt đồng thời sâu bệnh ít có điều kiện tấn công cây lúa.

4. Phòng trừ cỏ dại ngay từ đầu:

Do sạ thưa đất còn trống cỏ dại mọc nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa nên việc áp dụng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm để khống chế cỏ dại ngay sau sạ là rất cần thiết. Bà con có thể sử dụng thuốc Sofit 300EC hoặc Meco 60EC vào lúc 0-4 ngày sau khi sạ với liều lượng 25cc/bình 8 lít và phun 4 bình cho 1.000m2. Ngoài khả năng diệt được cỏ đuôi phụng, lồng vực, chác lác và cỏ lá rộng nếu sử dụng sớm từ 0-1 ngày sau sạ, thuốc Sofit, Meco còn diệt được cả lúa cỏ, lúa rài lẫn ở trong đất.

5. Bón phân cân đối:

Lượng phân bón cho cây lúa tuỳ thuộc vào mùa vụ, loại đất canh tác. Theo TS. Phạm Sĩ Tân, Viện phó Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL trong vụ hè thu bà con có thể áp dụng phân bón như sau:

6. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại:

Giảm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không có nghĩa là bớt thuốc BVTV mà là sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Trong vụ hè - thu 2004 bà con cần chú ý một số sâu hại thường gặp như: Sâu cuốn lá, sâu phao đục bẹ, sâu đục thân, rầy nâu…đây là những côn trùng gây hại xuất hiện rất sớm vào giai đoạn lúa 15-35NSS. Bà con có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Kinalux 25EC, Alphan 5EC, Cyperan 10EC, Basudin 10H, Actarra 25 WG,… liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, các bệnh xuất hiện trên lúa cũng làm giảm năng suất đáng kể như: Bệnh đóm vằn, bệnh đạo ôn, tấn công vào giai đoạn lúa làm đòng đến khi trổ. Bà con cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trị bằng các loại thuốc Validan 3DD (trị bệnh đóm vằn), Fuan 40EC, Rabcide 10WP hoặc Folpan 50 SC để trị đạo ôn. Phun thuốc trị đạo ôn lúc lúa 35-40 ngày và trước khi trỗ gié 5-7 ngày. Đối với bệnh lem lép hạt, có thể ngăn ngừa bằng thuốc Tilt Super 300EC vào các giai đoạn lúa làm đòng, trước trỗ 7 ngày và sau trỗ 7 ngày.

Với vùng đất phù sa ngọt, công thức phân 80N - 40P2O5 - 30K2O cụ thể:

Lần 1:
Thời gian: 7-10 NSS
Loại phân: NPK (20-20-15)
Số lượng: 100kg/ha

Lần 2:
Thời gian: 20-25 NSS
Loại phân: NPK (20-20-15); Urê
Số lượng: 100kg/ha; 50kg/ha

Lần 3:
Thời gian: 40-45 NSS
Loại phân: Urê
Số lượng: 40-50kg/ha

Với vùng đất phèn xa sông, công thức phân 60N-60P2O5 - 30K2O cụ thể:

Lần bón 1:
Thời gian: 1 NTKS
Loại phân: Lân nung chảy
Số lượng: 100kg/ha

Lần bón 2:
Thời gian: 7-10 NSS
Loại phân: NPK (20-20-15)
Số lượng: 100kg/ha

Lần bón 3:
Thời hian: 20-25 NSS
Loại phân: NPK (20-20-15)
Số lượng: 100kg/ha

Lần bón 4:
Thời gian: 40-45 NSS
Loại phân: Urê
Số lượng: 40-50kg/ha

Ghi chú: NSS: Ngày sau sạ; NTKS: Ngày trước khi sạ.

Khi bón phân (nhất là phân đạm) cần phải kết hợp với bảng so màu lá lúa. Chỉ bón thếm đạm khi cây lúa thiếu, nếu bón thừa đạm cây lúa sẽ dễ nhiễm bệnh và phải tốn tiền thuốc trừ bệnh.

                                                                                                                      Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Khắc phục đu đủ bị chết do mưa úng
• Triệu chứng khi cây bắp thiếu dinh dưỡng
• Một số giống ngô mới ngắn ngày thích hợp cho các tỉnh miền Trung
• Trồng bí xanh trái vụ
• Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb