Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Một số giống ngô mới ngắn ngày thích hợp cho các tỉnh miền Trung

1. Giống ngô lai đối với vùng đất thâm canh và đất bãi bồi ven sông.
- Giống ngô lai T7, tác giả: TS. Lê Quý Tường, PGS, TS. Trương Đích và cộng tác viên - Trung tâm KKNGCTTW lai tạo từ năm 1998, được công nhận giống khu vực hoá năm 2004. Giống T7 có thời gian sinh trưởng (TGST) 110-115 ngày (ĐX), 90-93 ngày (HT); năng suất trung bình (TB) là 67,2 tạ/ha, thâm canh đạt 82 tạ/ha, kín bao bắp; hàm lượng prôtêin 9,8%; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ tốt; thích hợp gieo trồng vụ đông xuân và hè thu.

- Giống HQ 2000, tác giả: Th.S Lê Quý Kha, GS. TS.TSKH Trần Hồng Uy và cộng tác viên (Viện Nghiên cứu ngô) được công nhận giống quốc gia năm 2004. Giống HQ 2000 có TGST 109 - 115 ngày (ĐX), 90-92 ngày (HT); năng suất TB 69,9 tạ/ha, thâm canh đạt 85 tạ/ha; ít nhiễm bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, chịu hạn khá, chống đổ tốt; nhược điểm hơi thở bao bắp; thích hợp gieo trồng vụ Đông Xuân.

- Giống T9, TS. Lê Quý Tường, PGS.TS. Trương Đích và cộng tác viên - Trung tâm KKNGCTTW tạo từ năm 1995, được công nhận giống khu vực hoá năm 2002. Giống T9 có TGST 110-118 ngày (ĐX), 93-94 ngày (HT); năng suất TB 68,7 tạ/ha, thâm canh đạt 85 tạ/ha, kín bao bắp; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ tốt; thích hợp gieo trồng vụ Đông Xuân.

- Giống A8864 do Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam nhập nội đưa vào khảo nghiệm tại miền Trung từ năm 2002. Giống A8864 có TGST 105 - 110 ngày (ĐX), 90-92 ngày (HT); năng suất TB 74,4 tạ/ha, thâm canh đạt 83 tạ/ha, kín bao bắp; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ tốt; thích hợp gieo trồng vụ đông xuân và hè thu.

2. Giống ngô thụ phấn tự do và giống ngô lai không qui ước đối với vùng đất kém màu mỡ, đất thung lũng miền núi.
- Giống nếp VN2, tác giả: GS.TSKH. Trần Hồng Uy và cộng tác viên - Viện nghiên cứu ngô chọn tạo từ năm 1992, được công nhận giống quốc gia năm 1998. Giống VN2 có TGST từ 92-95 ngày (ĐX), 83-85 ngày (HT), năng suất TB là 44,9 tạ/ha, thâm canh đạt 55 tạ/ha; phẩm chất tốt dùng để ăn tươi; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ khá; thích hợp gieo trồng cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.

- Giống nếp MX4 do Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam nhập nội và đưa vào khảo nghiệm quốc gia tại miền Trung từ năm 2002. Giống MX4 có TGST từ 90-92 ngày (ĐX), 80-82 ngày (HT), năng suất TB 45,6 tạ/ha, thâm canh đạt 50 tạ/ha; phẩm chất khá dùng để ăn tươi; ít nhiễm bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, chịu hạn khá, chống đổ khá; thích hợp gieo trồng cả 2 vụ đông xuân và hè thu.

- Giống ngô T6, tác giả: PGS.TS Trương Đích, TS. Phạm Thị Tài, TS. Lê Quý Tường và cộng tác viên Trung tâm KKNGCTTW chọn tạo ra từ 1995, được công nhận giống quốc gia năm 2000. Giống T6 có TGST từ 110-116 ngày (ĐX), 90-93 ngày (HT), năng suất TB 51,4 tạ/ha, thâm canh đạt 70 tạ/ha phẩm chất khá; ít nhiễm bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, chịu hạn khá, chống đổ tốt; thích hợp gieo trồng cả 2 vụ đông xuân và hè thu trên đất từ hơi nghèo dinh dưỡng đến khá.

- Giống nếp VN6, tác giả: TS. Phan Xuân Hào và cộng tác viên - Viện Nghiên cứu ngô, được đưa vào khảo nghiệm tại miền Trung từ năm 2003. Giống VN6 có TGST từ 92-95 ngày (ĐX), 85-88 ngày (HT), năng suất TB là 48,4 tạ/ha, thâm canh đạt 58 tạ/ha; phẩm chất tốt dùng để ăn tươi; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ khá; thích hợp gieo trồng cả 2 vụ đông xuân và hè thu.

3. Lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chính sau:
- Thời vụ: Gieo ngô theo khung thời vụ tốt nhất ở địa phương. Tuy nhiên, các tỉnh trong vùng nên gieo ngô như sau: Vụ đông xuân gieo 20/12 - 10/1, thu hoạch 15/4 - 5/5; hè thu gieo 25/4 -10/5, ngô trổ cờ từ 20/6 -10/7, thu hoạch 25/8 -15/9.

- Đất đai: Đất cát pha thịt, đất bãi bồi ven sông; riêng gieo trồng các giống ngô lai nên trồng trên đất tốt, đất chủ động tưới tiêu.

- Mật độ và khoảng cách gieo hạt:
Giống ngô lai: Mật độ gieo 5,7 vạn cây/ha; 70cm x 25cm x 1 cây.
Giống ngô TPTD: Mật độ 6,1 -7,1 vạn cây/ha; 65-70cm x 20-25cm x 1cây.

- Phân bón và cách bón (1ha): Giống ngô lai: 10 tấn phân chuồng + 300 kg urê + 600 kg lân Văn Điển + 100 kg kaliclorua + 400kg vôi bột.

Giống ngô TPTD: 8 tấn phân chuồng + 260 kg urê + 400kg lân Văn Điển = 80kg kaliclorua + 300 kg vôi bột…

                                                                                                                      Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Trồng bí xanh trái vụ
• Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb