Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Trồng bí xanh trái vụ

Thời vụ:

Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9-5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, lúa mùa sớm. Tuy nhiên, nếu gieo trồng sớm từ 1-20/9 thì sẽ cho năng xuất cao và ổn định hơn. Bí đao có hai giống chủ yếu. Giống bí đanh quả nhỏ hơn (dài 60-80cm, trọng lượng 2-3kg), quả đặc ít lõi, ăn ngon hơn bí bộp. Bí bộp quả to ngắn hoặc dài, trọng lượng quả lớn 4-6kg, nhiều lõi.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt:

Ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4-6 giờ, đãi sạch nước chua. Trộn lẫn với cát tỷ lệ: 1 hạt/3-4 cát, gói kín trong vải xô ủ kín, ngày dấp nước 2 lần, khoảng 1-2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu nylon.

Làm đất, bón phân, chăm sóc:

- Chọn đất cát pha thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Cách ly khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện từ 1-2 km. Với chất thải thành phố ít nhất 200m. Cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m. Không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn là rau an toàn cho người tiêu dùng.

- Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí.

- Kích thước luống bí phụ thuộc vào việc làm giàn cho cây. Nếu có giàn làm luống rộng 1,2 - 1,4m, nếu để bò trên đất mặt luống rộng: 2,7-3m.

Lượng phân bón cho một sào bí xanh như sau: Phân chuồng hoai mục 6-7 tạ, đạm urê 5-6 kg, kaliclorua 6-8 kg, supe lân Lâm Thao 12-15 kg. Đất chua (độ pH<5) bón thêm 20-25 kg vôi bột khi bừa ngả.

Bà con nông dân ở Huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có nhiều kinh nghiệm trồng bí xanh vụ thu đông cho năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Sao (thôn Thanh Vân, xã Thanh Vân) trồng 2 sào bí xanh vụ thu đông năm 2003 và nhiều hộ nông dân khác trong huyện đạt năng suất 3,5 tấn, thu 7 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Sao: 1 sào bí bón 1 tấn bùn ao ải + 40 kg phân lân vi sinh Sông Gianh, 1 kg đạm urê, 3 kg kali sunfat. Đạm + Lân + bùn ao đem bón lót, kali bón thúc khi cây ra nụ. Cứ 7-10 ngày ông phun thêm phân bón qua lá Atonic kết hợp với thuốc trừ bệnh Carbezim hoặc Tilt Super ruộng bí nhà ông rất sai quả, bền cây, lâu tàn.

Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 kali + 1/4 đạm dùng bón lót khi gieo hạt hoặc cấy giống (gieo hạt hoặc cấy cây con cách phân 10-15 cm). Trồng một hàng ở giữa luống. Nếu làm giàn mỗi hốc gieo 3-4 hạt hoặc cấy 2 cây (sau để 2 cây/hốc). Nếu không làm giàn mỗi hốc gieo 4-5 hạt hoặc cấy 4 cây (sau để 4 cây quay ra 4 hướng). Khi dùng màng phủ nông nghiệp chú ý để màu ánh bạc lên phía trên, các loại phân đều bón lót hết. Cần phun thuốc trừ cỏ Dual hoặc Rortar trước khi trải màng phủ nông nghiệp. Dùng ống bơ sữa bò (loại 397g) cắt hình răng cưa chụp lỗ rộng 8-10 cm, sau đó tra hạt hoặc cấy cây giống vào đó.

Chăm sóc:

Khi cây có 2 lá thật, xới phá váng, kết hợp bón thúc bằng pha lân đạm loãng 3-5% (25% đạm) tưới rồi vun nhẹ cho vây. Bón thúc lần 2 cây có 5-6 lá thật, xới rộng, sâu kết hợp bón thúc 25% đạm + 25% kali cho cây. Bón thúc lần 3 khi chuẩn bị làm giàn bón nốt lượng phân còn lại. Đối với bí không làm giàn, không che màng phủ nông nghiệp, xới xáo toàn bộ mặt luống, làm cỏ, bón thúc hết phân hóa học, tưới đẫm rồi trải rạ. Khi cây bí dài 1m trở lên thì cho leo giàn. Khi cây dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn để tranh thủ cho dây bí ra rễ bất định, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này. Cứ 3-4 ngày lại chặn 1 lần, phải hướng ngọn bí ở hốc này bò sang hốc kia, sau đó mới nương dây cho leo giàn.

Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P1

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb