Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Để phòng trị có hiệu quả bệnh thúi đỉnh trên trái cà chua

Vài vụ sản xuất gần đây, nông dân trồng cà chua tại thị xã Phan Rang-Tháp Chàm thường bị thua lỗ do trái cà chua bị mắc bệnh thúi phần đỉnh của trái, làm cho chất lượng trái và giá cả bị giảm nhiều. Chỉ riêng trong vụ thu-đông này, trên diện tích 20 ha cà chua được trồng tại các thôn Văn Sơn (xã Văn Hải) và Mỹ Phước (xã Mỹ Hải), tỷ lệ nhiễm bệnh này đã lên tới 70-80%. Theo các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh thúi đỉnh trái cà chua là một loại bệnh sinh lý, bệnh thường xuất hiện trên các trái xanh đang phát triển.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là ở đỉnh của trái cà chua có xuất hiện một đốm màu nâu, đốm nâu này dần lan rộng ra và trở thành những vùng thô, lõm và khô, rồi từ màu nâu chuyển thành những vùng đen rộng. Thường thì trên mỗi cây chỉ có một số trái bị nhiễm bệnh, ít thấy trường hợp toàn bộ trái trên cây bị nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh do chế độ dinh dưỡng cho cây cà chua bị thiếu hụt canxi trong suốt quá trình hình thành trái; thường xảy ra ở những cánh đồng có hàm lượng canxi thấp và trung bình, hoặc do nông dân bón quá nhiều phân đạm cũng làm cho cây bị tình trạng thiếu hụt canxi. Ngoài ra cũng còn nguyên nhân khác, do cây sinh trưởng nhanh và rối loạn độ ẩm do mưa nhiều, hạn hán, hoặc ít được tỉa lá trong quá trình chăm sóc.

Theo hướng dẫn của Chi cục BVTV, để phòng ngừa bệnh thúi đỉnh trái cà chua, nông dân phải đảm bảo tưới tiêu thường xuyên cho cây khi cần thiết. Việc bón các loại phân hữu cơ vi sinh, phân lân vi sinh, phân chuồng hoai mục vào đất sẽ giúp cho đất ổn định được độ ẩm; che đất bằng tấm nhựa (PE) cũng làm giảm được sự rối loạn độ ẩm và nhiệt độ của đất, giúp ngăn ngừa bệnh thúi đỉnh trái trên cà chua. Không nên trồng cà chua ở những nơi có hệ thống thoát nước kém, bề mặt đất khô hoặc nước bị tù đọng. Khi chăm sóc chỉ dùng lượng phân bón bổ sung vừa đủ, nhất là không nên bón quá nhiều phân đạm ở giai đoan cây đang tạo trái nhằm giữ cho cây xanh bình thường và khoẻ, đừng để cây phát triển cành lá quá xum xuê. Nên bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất từ 6,8-7,2 ; với biện pháp này sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh thúi đỉnh trái cà chua. Khi phát hiện đúng triệu chứng của bệnh, có thể dùng dung dịch Clorua canxi hoặc HI-Canxi phun lên cả lá và trái, kết hợp với dùng Champion 57,6 DF để ngừa các loại nấm bệnh gây hại khác.

                                                                                                             Theo Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Hiện tượng nứt quả nho và một số biện pháp phòng ngừa
• Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P1
• Kỹ thuật trồng bắp lai

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb