Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Nên dùng trụ nào cho cây thanh long?

Trồng thanh long có nhất thiết phải dùng cây trụ, nếu có thì nên dùng loại trụ nào? Xin được hướng dẫn cách làm cụ thể của từng loại trụ?

Trả lời: Xin giới thiệu với bạn hai loại trụ thường dùng để bạn tham khảo từ đó bạn sẽ quyết định dùng loại trụ nào thì phù hợp với điều kiện thực tế ở chỗ bạn:

Cây trụ chết: Được dùng nhiều ở Bình Thuận (nơi có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước ta hiện nay). Trụ được làm bằng những loại gỗ tốt, chịu được mưa, nắng, lâu mục như cây căm xe, cây cẩm liên, cây cà chắc, cây sao đen.

Cây trụ có đường kính khoảng 0,3-0,25m, chiều dài khoảng trên dưới 2,5m (sau khi chôn xuống đất chiều cao còn khoảng 2m). Trên đầu mỗi cây trụ đóng một cái khung gỗ để làm giàn, khi thanh long phát triển đến đầu trụ giàn này sẽ giúp cho nhánh thanh long phân bổ đều ra các phía và rủ xuống, làm cho toàn cây có dạng như một cái dù (hình nấm). Có nhiều cách làm giàn tùy theo vật liệu có sẵn, một số kiểu giàn sau đây thường được áp dụng nhiều:

+ Giàn thả lồng: Tuy tốn nhiều gỗ nhưng là kiểu giàn tốt nhất, gồm 6 thanh gỗ 3cm x 3cm, dài 0,5 - 0,6m. Hai thanh gỗ đầu được đóng kẹp vào đầu trụ, bốn thanh còn lại được đóng thành một cái khung vuông đặt lên trên hai thanh gỗ kia thành một khung lồng.

+ Giàn hình chữ thập: Dùng 2 thanh gỗ bắt chéo hình chữ thập trên đầu trụ, kiểu giàn này tốn ít gỗ hơn so với kiểu giàn thả lồng, tương đối thích hợp để thanh long phân bố đều nhánh trên đầu trụ.

+ Giàn hình chữ I: Dùng một thanh gỗ đặt trên đầu trụ, đây là kiểu giàn tốn ít gỗ nhất, nhưng có nhược điểm là các nhánh phân bố không đều ra các hướng trên đầu trụ.

Do cây trụ bằng gỗ ngày một hiếm, nên gần đây nhà vườn có xu hướng đúc cây trụ bằng cột bê tông cốt thép nhiều hơn, nhất là ở những vùng trồng tập trung chuyên canh cây thanh long ở miền Đông Nam bộ. Cây trụ có thân hình vuông, mỗi cạnh khoảng 15cm, chiều dài 2,5m. Trên đầu trụ để sẵn 2 lỗ có đường kính 1,5-2cm, vuông góc với nhau, để sau này đút hai thanh sắt có đường kính tương tự, dài 0,5-0,6m xuyên qua hai lỗ tạo thành hình chữ thập.

Cây trụ sống: Ở Tiền Giang và Long An bà con nhà vườn thường dùng loại trụ này nhiều hơn, và cây thường dùng là cây vông nem (Erythrina orientalis.L) và cây còng, còn gọi là cây me tây (Semanea saman). Cây trụ sống có ưu điểm là đỡ tốn kém tiền của, mặt khác do phân nhánh nhiều nên thanh long dễ bám chắc chắn... Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm là cây trụ cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây thanh long từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của trái thanh long, nhất là khi nhà vườn không thường xuyên tỉa bỏ bớt những cành nhánh mọc cao vượt lên phía trên che phủ cả cây thanh long. Tốn kém công sức để xén tỉa nhánh cây trụ. Trong quá trình sống cũng to ra và cao dần lên, khiến cho giàn thanh long cũng cao theo, khó khăn cho việc chăm sóc sau này. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc cây thanh long chúng ta cũng phải chăm sóc và bảo vệ cho cả cây làm trụ.

Theo Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Một số giống lúa triển vọng trong vụ hè thu
• Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P1
• Kỹ thuật trồng bắp lai
• Cách cai sữa sớm cho heo con
• 5 bài thuốc chữa bệnh hô hấp mãn tính CRD ở gà

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb