Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Trừ bọ xít và rầy nâu hại lúa mùa

Bọ xít và rầy là hai đối tượng sâu hại thường gây thành dịch, phá hại nặng cây lúa vụ mùa.

1. Rầy nâu hại lúa

Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành màu nâu, có hai dạng, cánh dài - cánh phủ kín bụng và cánh ngắn - cánh khoảng 2/3 thân.

Trứng hình bầu dục cong, một đầu to một đầu nhỏ trong suốt.

Rầy non có 5 tuổi. Lúc nhỏ màu đen xám, sau màu vàng nâu, thân hình tròn trĩnh.

Đặc điểm sinh học: Sau khi thành rầy trưởng thành được 4-5 ngày, thì đẻ trứng trong gân và bẹ lá. Mỗi con cái có thể đẻ 400-600 trứng. Trứng đẻ theo ổ, mỗi ổ có 1-2 hàng trứng xếp liền nhau.

Rầy non ít di động, thường tập trung ở gốc lúa hút dịch cây. Trường hợp mật độ rầy cao có thể gây cháy rầy trên diện rộng. Rầy nâu thường hại nặng giai đoạn đòng - chín.

Khi thiếu ăn, vì cây lúa bị cháy hay già hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi, từ loại hình cánh ngắn biến đổi sang loại hình cánh dài di chuyển sang nơi khác.
Thời gian phát dục của rầy trong vụ hè: Trứng 4-5 ngày, rầy non 12-13 ngày, trưởng thành sống 10-12 ngày.

2. Rầy xanh đuôi đen loại hai chấm nhỏ và loại hai chấm lớn:

Đặc điểm hình thái:

Rầy trưởng thành trông tựa ve sầu, màu xanh lá mạ. Cuối cánh trước của rầy đực có chấm màu đen, của rầy cái có màu nâu nhạt. Mặt bụng của rầy đực màu đen, rầy cái màu nâu nhạt.

Trứng hình quả chuối tiêu, một đầu to, một đầu nhỏ. Rầy non màu xanh vàng hay xanh lá mạ, không có cánh. Rầy có 5 tuổi, dài từ 1 đến 4mm. Tuổi 1-2 có màu xanh nhạt; tuổi 3-4 có màu xanh vàng; tuổi 5 có màu xanh lá mạ.

Đặc điểm sinh học: Rầy trưởng thành ưa ánh sáng đèn. Rầy cái đẻ trứng trong mô bẹ lá thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 5-40 quả. Một rầy cái có thể đẻ từ 50-200 trứng.

Sau khi nở, rầy non thường sống tập trung ở nơi râm mát ẩm. Cả rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây làm cho cây héo vàng.

Rầy còn là môi giới truyền các bệnh virus sang các cây lúa khỏe.

Vòng đời của rầy xanh đuôi đen trong vụ mùa: Thời gian trứng 4-5 ngày; rầy non 14-16 ngày; trưởng thành sống 11-15 ngày.

Rầy thích nơi ẩm, rậm rạp, thời tiết nắng nóng, hạn gay gắt có mưa giông xen kẽ thường là điều kiện thuận lợi cho rầy xanh đuôi đen phát triển mạnh.

3. Bọ xít dài (bọ xít hôi):

Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành màu xanh hơi pha màu vàng nâu, mình thon dài khoảng 15mm. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7-8 chẻ đôi thành hai phiến, giữa có một đường xẻ dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn to.

Bọ xít đẻ trứng thành 1 đến 2 hàng khoảng 10-15 quả. Quả trứng hình tròn, có vết lõm ở giữa, mới đẻ màu trắng đục sau nâu dần.

Bọ xít non có 5 tuổi, tuổi 1 dài 2,5mm; tuổi 5 dài 13-14mm, hình dáng giống trưởng thành, màu vàng lục.

Đặc điểm sinh học: Bọ xít có xu tính yếu với ánh sáng, ưa mùi hôi tanh. Trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi sáng, lúc trời râm mát, đẻ trứng trên hai mặt lá lúa, bẹ lúa. Trứng thường nở vào buổi sáng. Bọ xít non sau khi nở 2-3 tiếng đồng hồ thì phân tán hút bông lúa. Cả bọ xít trưởng thành và non có thể làm cho hạt lúa bị lép trắng.

Thời gian phát dục của bọ xít trong vụ mùa: Trứng 5-6 ngày; bọ xít non 15-17 ngày; trưởng thành 6-10 ngày.

Mùa đông bọ xít trưởng thành cư trú trên cỏ, ống tre nứa trong rừng, vườn ruộng màu rồi chuyển sang lúa chiêm xuân. Sau khi gặt lúa chiêm xuân, bọ xít lại chuyển sang các cây cỏ, lau sậy, mạ, lúa hè thu, lúa mùa.

4. Bọ xít đen

Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành thân hình bầu dục dài 8-10mm, toàn thân màu đen. Trứng hình cốc, mới đẻ màu xanh nhạt, sau màu nâu đỏ, nâu xám.
Bọ xít non hơi tròn, thân màu đỏ nâu. Có 5 tuổi, tuổi 1 dài 1mm, tuổi 5 khoảng 5mm.

Đặc điểm sinh học:

Trưởng thành có xu tính ánh sáng. Ban ngày ẩn nấp phía dưới khóm lúa, buổi chiều tối hoặc lúc trời râm mát thì bò lên trên phá hại.
Bọ xít đẻ trứng thành ổ 1-2 dãy dài trên bẹ lá, trên cây cỏ dại sát gần mặt đất. Một con cái có thể đẻ 60-600 trứng. Cả bọ xít non và trưởng thành đều hút nhựa lá, thân đòng để lại những điểm đốm màu vàng. Nếu bị hại nặng, toàn cây bị khô héo, chết từng khóm, hoặc bông bị lép hoàn toàn.

Vòng đời của bọ xít đen trong vụ mùa: Thời gian trứng 3-5 ngày; bọ xít non 35-40 ngày; trưởng thành có thể sống 5-7 tháng.

Biện pháp phòng trừ:
Sau khi thu hoạch lúa nên dọn hết tàn dư (rơm, rạ thân cây lúa) trên ruộng lúa, cùng cỏ dại trên bờ, để mất nơi cư trú của bọ rầy, bọ xít.

Thường xuyên kiểm tra mật độ bọ rầy, bọ xít hại lúa vào những thời điểm xung yếu. Ruộng lúa vàn trũng, lúa nếp, lúa rậm rạp, xanh lướt bón thừa đạm, những ruộng vụ trước hay bị rầy nâu, bọ xít đen hại thì thường vụ này cũng hay bị rầy nâu và bọ xít đen hại. Rầy nâu thường hại giai đoạn lúa đòng to đến khi bông lúa uốn câu, vào hạt. Những ruộng lúa cằn cỗi, chăm sóc kém, gần khu dân cư, gần đường quốc lộ thường hay bị rầy xanh đuôi đen phá hại. Bọ xít dài thường hại nặng những ruộng lúa trỗ bông sau hoặc trước đại trà một vài ngày.

Nếu mật độ rầy (các loại) và bọ xít (các loại) còn thấp, nhiều sâu non bà con nên phun các loại thước nội hấp mới, có độc tính thấp với người, động vật máu nóng và thiên địch của sâu hại cho hiệu quả trừ sâu cao như: Sutin 5EC; Actara 25EC; Conphai 10WP,... Chỉ cần phun 12 lít nước thuốc đã pha/ 1 sào 360m2 (liều lượng, nồng độ thuốc theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm) lên trên bề mặt lá lúa, sau 4 giờ phun thuốc không gặp mưa là thuốc ngấm vào dịch cây, trừ sâu trong 7-15 ngày.

Nếu mật độ sâu cao. Ví dụ bọ xít và rầy xanh đuôi đen cần phối hợp hai loại thuốc, thuốc có tác dụng tiếp xúc như: SecSàigòn 50EC; Sherpa 25 EC; Bextoc 5EC; Pastac 5 EC; Opatox 50EC Sagomicin 20EC, Trebon 10WP... phối hợp với một trong các loại thuốc nội hấp trên, thì chỉ cần phun 1 lần là được.

Nếu là rầy nâu mật độ cao (trên 3 ngàn con/m2) cần phun phối hợp hai loại thuốc trừ sâu tiếp xúc như: Bassa 50EC (30ml/ bình 8-10l); Trebn 10EC (15ml/bình 8-10l); Mipsin 50EC (30ml/bình 8-10l) phối hợp với Padan 95SP (1/2 gói/bình 8-10l) cộng thêm 3-5g (một thìa con) xà phòng bột/bình (tăng khả năng bám dính cho thuốc, bịt lỗ thở của rầy), phun thẳng vào gốc lúa, nơi có rầy cư trú. Lưu ý phun thuốc khi mặt ruộng có lớp nước ngập 3-5 cm, trời nắng 9-10 giờ sáng (rầy nâu mới tập trung nơi gốc lúa, dễ trúng thuốc chết) và rẽ luống (5-6 hàng/luống).

                                                                                                                      Theo báo KHĐS


° Các tin khác
• Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P1
• Kỹ thuật trồng bắp lai
• Cách cai sữa sớm cho heo con
• 5 bài thuốc chữa bệnh hô hấp mãn tính CRD ở gà
• Trị bệnh trướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò
• Cách chế biến thân, lá cây ngô làm thức ăn gia súc

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb