Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Cách phòng trừ bọ trĩ hại nho

Bọ trĩ gây hại trên cây nho có 3 loài, nhưng chủ yếu là loài Scirtothrips dorsalis. Bọ trĩ gây hại trên chồi cây, ngọn, lá non và quả nho còn xanh; khi bị bọ trĩ gây hại cây nho bị thui ngọn, lá cong queo mất diệp lục và bị cháy, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, quả bị nám và có thể bị nứt gây thiệt hại khá nặng về năng suất quả khi thu hoạch.

Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển cây bông cho biết: Cây nho trong giai đoạn quả nhỏ (20-35 ngày sau cắt cành), nếu bị bọ trĩ gây hại nặng sẽ làm giảm từ 30-52% năng suất; ở giai đoạn 35-65 ngày sau cắt cành nếu bị hại nặng sẽ làm giảm 23-48% năng suất. Giai đoạn xung yếu cần phòng trừ bọ trĩ hại nho gồm khi cây nẩy chồi, ra hoa, và từ lúc nở hoa đến khi quả lớn. Trong đó giai đoạn nở hoa – quả lớn (từ 20-65 ngày sau cắt cành) là giai đoạn xung yếu nhất của cây nho đối với bọ trĩ và cần phải bảo vệ tốt để tránh thiệt hại về năng suất.

Chú ý phải ngừng phun thuốc trừ bọ trĩ khi quả nho đã bắt đầu chín bói, vì lúc này bọ trĩ hầu như không còn gây hại nữa. Trên cây nho tại tỉnh ta, bọ trĩ có mặt với mật độ khá cao và gây hại suốt cả năm trên tất cả các vùng trồng nho trong tỉnh. Trong năm, mật độ bọ trĩ đạt cao nhất vào tháng 12 và các tháng 1, tháng 2 năm sau. Ngoài cây nho, bọ trĩ còn có mặt và gây hại trên các cây trồng khác như cây hành, bông vải, dưa chuột, khổ qua, dưa hấu, bí đỏ, ớt, cà và các loại dây leo như bình bát, mơ lông… Vì vậy, trong giàn nho, tránh trồng cạnh hoặc dưới giàn nho các loại cây trồng trên để bọ trĩ không có cây ký chủ, đồng thời vệ sinh rẫy nho thường xuyên.

Do bọ trĩ xuất hiện liên tục trong suốt năm ở tất cả các vùng trồng nho, và bởi có vòng đời ngắn nên khả năng phát triển quần thể của bọ trĩ nhanh, khó phòng trừ, gây hại đáng kể đến năng suất quả nho nếu không thực hiện đầy đủ và kịp thời các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Để phòng trừ bọ trĩ, người trồng nho không được bón quá nhiều phân đạm, chú ý sử dụng phân lân để tăng sức chống chịu bọ trĩ của cây, thực hiện tưới tiêu hợp lý để tăng sức đề kháng cho cây. Nếu sử dụng biện pháp bao chùm thì nên sử dụng bao hở, và bao sau khi nở hoa khoảng 25 ngày; chỉ cần phun thuốc khi bọ trĩ đến ngưỡng và nên ngừng phun khi quả nho bắt đầu chín bói.

                                                                                                            Theo Báo Ninh Thuận


° Các tin khác
• Bảo quản, tồn trữ lúa giống trong mùa lũ
• Chứng thiếu VITAMIN A ở gia súc gia cầm
• Kỹ thuật trồng cây Nha đam
• Kỹ thuật trồng dưa hấu trong mùa mưa
• Phương pháp nuôi cua biển
• Hướng dẫn nuôi rắn ri voi
• Phương pháp nuôi trùn quế
• Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
• Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
• Kỹ thuật chăm sóc bò và bê lai
• Kỹ thuật nuôi ngan con từ 1 - 12 tuần tuổi
• Diệt rận cá
• Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P2
• Thu hoạch, tồn trữ và bảo quản nông sản mùa mưa - P1
• Bọ cánh cứng hại dừa và biện pháp phòng trị
• Kỹ thuật trồng khoai mì đạt năng suất cao
• Phòng trị Sâu và Ruồi đục táo, ổi
• Kỹ thuật trồng Cỏ Voi
• Công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
• Kỹ thuật trồng Nấm rơm
• Kỹ thuật trồng Mía
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P2
• Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng - P1
• Kỹ thuật trồng bắp lai
• Cách cai sữa sớm cho heo con
• 5 bài thuốc chữa bệnh hô hấp mãn tính CRD ở gà
• Trị bệnh trướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò
• Cách chế biến thân, lá cây ngô làm thức ăn gia súc
• Kỹ thuật chọn và phối giống, làm chuồng nuôi và ổ đẻ cho thỏ

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb