Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Khi các chủ trang trại "nối mạng"...

Cùng với xu thế hội nhập, các chủ trang trại chăn nuôi ở thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đã quyết định "nối mạng" với nhau. Và cái được thấy rõ của họ là cùng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, mua được nguyên liệu rẻ hơn, đầu ra thì đã có các lò mổ đặt sẵn...

Anh Đỗ Văn Chuyên ở thị trấn Yên Mỹ có 1 trang trại VAC rộng 3,7ha. Ngoài 7.000 gốc cam, buởi, chuối tây và quất cảnh, anh còn nuôi 100 con lợn và ao cá rộng... "Kể ra với chừng đó, tôi có thể sản xuất và kinh doanh độc lập mà không phải phụ thuộc vào ai- anh Chuyên tâm sự - Nhưng khi các anh em thành lập CLB chăn nuôi thì tôi xin gia nhập ngay. Ngoài củng cố thêm tình cảm xóm giềng, chúng tôi còn hỗ trợ nhau rất hiệu quả. Cả thế giới còn liên kết, các nước đua nhau vào Tổ chức Thương mại Thế giới, chúng tôi đứng đơn lẻ chỉ thiệt nhiều hơn lợi".

Vào chi hội để hỗ trợ nhau...

Thị trấn Yên Mỹ có hàng trăm gia đình nuôi lợn, thả cá, nhưng phần lớn trong số họ đều làm ăn nhỏ lẻ - ông Đỗ Minh Thường, Chủ tịch Hội ND thị trấn cho biết - trong khi đó, giá thức ăn gia súc ngày càng tăng, nguy cơ dịch bệnh với lợn ngày càng nhiều... Trước tình hình đó, Hội chủ trương thành lập chi hội ngành nghề, tiến tới thành lập CLB chăn nuôi bền vững. Ngay lập tức, có 25 chủ trang trại và gia trại VAC tham gia. Người nuôi nhiều nhất là gia đình anh Nguyễn Khắc Khu với 8 con lợn nái và 80 lợn thịt, người ít nhất là anh Đỗ Văn Sơn với 20-30 con...

Ông Thường cho biết thêm: Để hỗ trợ các thành viên, Quỹ Hỗ trợ ND đã cho chi hội vay 100 triệu đồng để cải tạo vườn tạp, mở rộng chăn nuôi. Hội còn liên hệ và mời cán bộ Phòng Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Yên Mỹ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên và Trạm bảo vệ thực vật về tập huấn KHKT mới nhất về nuôi lợn nái, lợn siêu nạc, gà thả vườn ngay tại một gia đình thành viên. "Thay vì sinh hoạt hình thức ở hội quán, chúng tôi lần lượt đến trại của nhau để trao đổi trực tiếp, tuần nào cũng điện hẹn ở một nhà nào đó - anh Đỗ Văn Chuyên nói - Tôi có trang trại to hơn anh ấy, nhưng vẫn thường hay qua trang trại VAC của anh Đạt (chi hội trưởng) để học hỏi thêm kinh nghiệm, vì anh ấy đã có thâm niên nuôi lợn thịt, lợn siêu nạc nhiều
năm nay".

Mở sổ sách theo dõi thu chi.

Anh Đạt ở thôn Đỗ Xá cũng là một thành viên của chi hội chăn nuôi bền vững. Anh có 35 con lợn nái và 100 lợn thịt. Năm ngoái, anh thu 350 triệu đồng từ chăn nuôi và trồng rau màu. Anh tâm sự: "Những buổi trao đổi trực tiếp đã giúp các thành viên học hỏi lẫn nhau. Trước đây có ai đi học thú y đâu, nhưng giờ thì 50% số anh em chúng tôi đã hiểu biết tương đương với người học trung cấp thú y, 80% ngang với trình độ sơ cấp, và ai cũng biết tiêm cho lợn. Trước đây làm ăn có ghi sổ sách gì đâu nhưng từ khi sinh hoạt chi hội, tôi được học thêm cách hạch toán kinh tế hộ, ghi sổ sách thu chi hẳn hoi để biết thực lãi, từ đó điều chỉnh hướng chăn nuôi, thuê nhân công. Trước ai đến thăm chúng tôi đều vui vẻ dẫn đi xem, giờ thì đã được học cách "quản lý trang trại", phải tuỳ giai đoạn mới cho vào, lại phải diệt khuẩn, diệt trùng trước. Những điều tưởng như đơn giản nếu không chú ý sẽ ảnh hưởng đến thành bại của người chăn nuôi".

Bắt tay nhau, sức cạnh tranh mạnh hơn .

Tính đến nay, chi hội chăn nuôi bền vững thành lập được 4 tháng, nhưng đã thiết lập được mối liên hệ "4 nhà" ở cấp thôn. Theo ông Đạt, ngoài vốn và khoa học kỹ thuật, chi hội còn đặt vấn đề liên kết với Công ty Thức ăn chăn nuôi Hồng Hà (nhãn hiệu Cánh buồm đỏ). Công ty này đã nhận lời cung cấp thức ăn chăn nuôi và cho trả chậm 50% vốn, hỗ trợ cước phí vận chuyển về đến thị trấn 2.000 đồng/bao (giảm được 80.000 đồng/tấn). Nếu "có vấn đề" về chất lượng hay kỹ thuật, Chi hội trưởng có thể trao đổi trực tiếp với Công ty, Công ty sẽ cử người về hướng dẫn, xử lý khi cần.

Anh Đạt cho biết thêm, việc liên kết đã tạo điều kiện tốt hơn cho các thành viên bán sản phẩm của mình. Hiện đã có 3-4 lò mổ trong và ngoài tỉnh thường xuyên "đặt hàng" của các thành viên. Ngay trong số 25 anh em cũng có người vừa chăn nuôi, vừa kiêm luôn giết mổ. Các công ty chế biến, xuất khẩu thịt lợn siêu nạc ở Hải Phòng, Hải Dương cũng đã tới mua hàng... Không chỉ học hỏi lẫn nhau, anh Đạt và các anh em khác thỉnh thoảng lại đi tham quan các mô hình chăn nuôi hiện đại, quy mô lớn trong và ngoài tỉnh để "cập nhật" kiến thức. Vì vậy các thành viên trong chi hội rất "nhạy" về giá cả thị trường. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều thành viên, hiện họ vẫn đang rất "khát" vốn. Mức vay 7-10 triệu đồng/hộ không đủ để đầu tư cho chăn nuôi lớn. "Nuôi lợn siêu nạc và lợn thịt cần phải theo quy mô lớn mới có lãi. Nhưng để đưa đàn lợn nái lên 40 - 50 con, tôi cần vay từ 50 triệu đồng trở lên. Nếu không vay được, thì đành chấp nhận lấy ngắn nuôi dài vậy..." - anh Đạt nói.

bannhanong.vietnetnam.net (27/4/2006)

(Nguồn:NTNN)


° Các tin khác
• Trung Quốc đưa công nghệ-thông tin về nông thôn.
• Tham gia thị trường vật tư nông nghiệp ở Lào:Đón đầu thời cơ.
• Người đưa “Sao Ta” vượt sóng trùng dương.
• Kinh tế trang trại Bình Định: Phát triển nhưng chưa vững chắc.
• Phụng Thượng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh .
• Phát triển nông nghiệp ,tiểu- thủ công nghiệp một xã ở Hà Tây.
• Sữa bột đậu nành Vạn Xuân - đầu ra của đậu tương Hà Tây
• Hội chợ nông nghiệp Sóc Trăng -Expo 2006.
• Giữa tháng 5, sao chổi 73P tiến đến gần Trái đất.
• Nở rộ sản phẩm bột giải khát hòa tan.
• Mức bức xạ cực tím đang cao kỷ lục.
• Hội chợ cửa khẩu Khánh Bình:cơ hội thúc đẩy biên mậu.
• Mô hình bắp - bò - trùn - lươn ở xã Mỹ An-An Giang hiệu quả cao.
• Phát triển bền vững kinh tế thủy sản:Loay hoay với tôm, cá.
• Chuyển giao khoa học,công nghệ – Vấn đề cốt lõi.
• Lũ đầu nguồn sẽ xuất hiện vào tháng 7-2006
• Hà Tĩnh :Dự án đánh bắt xa bờ mất hơn 40 tỷ đồng !
• Phê duyệt quy hoạch thủy lợi ĐBSCL.
• Cà phê 8X:Cà phê Buôn Mê với gia vị nước mắm Phú Quốc.
• GS Võ Tòng Xuân: "Nhân mình ra" cho đất nước.
• Người bỏ phố về rừng... chăn heo.
• Người bỏ phố về rừng chăn heo.
• Nữ ngư phủ anh hùng VN vẫn đứng đầu sóng.
• Thành lập Phân hiệu Kiên Giang của Trường Đại học Thủy sản.
• Chiến lược hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công :2006-2010.
• Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb