Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Tham gia thị trường vật tư nông nghiệp ở Lào:Đón đầu thời cơ.

Nhân chuyến đi công tác tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (từ 13 đến 18-4), phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng, Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên Bảo vệ thực vật Sài Gòn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn) – doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại Nam Lào từ 2 năm nay.

- Phóng viên: Tại sao ông lại chọn Lào để đầu tư sản xuất và kinh doanh giống vật tư nông nghiệp?

- Ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng: Không chỉ vì tính chất cạnh tranh về kinh doanh giống vật tư nông nghiệp trong nước ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong và ngoài nước, mà còn để chủ động giành thị phần khi cơ hội đến.
Theo chúng tôi, đã đến lúc phải bung ra đầu tư ở các nước, trước hết là những nước gần Việt Nam như Lào, Campuchia… Hiện nay, tìm được vài trăm hécta đất liền khoảnh trong nước để sản xuất giống, nhất là giống bắp lai rất khó.

- Ông nhận định gì sau khi trồng thử nghiệm giống bắp lai và tiềm năng về đất nông nghiệp ở Lào?

- Đây là năm thứ 2 công ty trồng thử nghiệm bắp lai làm giống (giống bắp lai F1) tại tỉnh Champasack (Nam Lào). Với lợi thế về đất đai rộng lớn, chưa có ai trồng bắp nên làm giống ở đây thật lý tưởng khi được cách ly tốt, tỷ lệ nẩy mầm gần như 100% và cây phát triển rất khỏe, sức sống cây mạnh, đảm bảo được chất lượng giống với độ thuần rất cao. Do là đất rừng khai hoang nên cần vài năm để ổn định năng suất ở mức 3,5-4 tấn/ha.

Hiện nay, chỉ chờ giấy phép từ phía Việt Nam là công ty triển khai ngay việc đầu tư với quy mô công nghiệp và cơ giới hóa. Tiềm năng đất nông nghiệp ở Lào rất lớn, do dân số không nhiều nên đất nông nghiệp chưa khai thác hết.

- Nhưng mục đích chính của công ty khi đầu tư là gì?

- Mục đích chính vẫn là cung ứng vật tư nông nghiệp, bao gồm giống cây các loại, thuốc BVTV… Chúng tôi cũng có dự án khai thác phân dơi, cộng với than bùn để sản xuất ra phân hữu cơ – loại phân bón rất tốt để trồng dưa hấu và nhất là các loại hoa; đã đưa thử nghiệm cho một công ty lớn về trồng hoa xuất khẩu ở thành phố Đà Lạt, cho kết quả khả quan và được đặt mua dài hạn với số lượng khá lớn.

Chúng tôi cũng đã đem phân tích và so sánh với phân dơi ở An Giang, Bến Tre. Kết quả cho thấy hàm lượng vi lượng phân dơi tại tỉnh Khammuon của Lào đều vượt trội. Vấn đề bây giờ là tổ chức khai thác và lập nhà máy chế biến ngay tại chỗ trước khi vận chuyển về Việt Nam.

- Trữ lượng phân dơi khoảng bao nhiêu?

- Theo Sở Công nghiệp tỉnh Khammuon, con số này khoảng 500.000 tấn, tập trung trong các hang động lớn ở 4 huyện. Chúng tôi sẽ mua lại lượng phân dơi thô từ một công ty của Sở Công nghiệp tỉnh Khammuon để chế biến thành phân hữu cơ. Thời gian đầu có thể khai thác khoảng 2.000 – 4.000 tấn/năm.

- Thưa ông, thị trường về vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV… ) ở Lào hiện nay như thế nào?

- Nói chung là còn trầm lắng. Tuy vậy, với việc hoàn thành đường 18 B và việc Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt thành lập khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y diện tích rộng khoảng 68.000 ha tại Kontum, tỉnh giáp với tỉnh Attapeu của bạn Lào đã mở ra triển vọng mới và cơ hội lớn cho cả 2 bên.

Rồi đây thị trường vật tư nông nghiệp ở Lào, cụ thể là các tỉnh Nam Lào sẽ sôi động như thị trường Tây Nguyên diễn ra cách đây 10 năm. Nếu không nhảy vào đúng lúc sẽ bị mất cơ hội khi các công ty Thái Lan đến dành thị phần trước.

- Ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh với các công ty Thái Lan?

- Công ty Thái Lan có mặt sớm hơn và có ưu thế kỹ thuật về cây trồng cạn - nhất là cây chịu hạn - và làm với quy mô công nghiệp, cơ giới hóa cao. Hiện nay Thái Lan đã có công ty trồng cà phê, rau hoa… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh khác, đó là tình cảm gắn bó lâu đời giữa 2 nước Lào - Việt và quyết tâm của doanh nghiệp…

Hiện nay 4 tỉnh Nam Lào là Champasack, Sekong, Attapeu và Salavan đồng ý cho công ty thuê khoảng 5.000 ha với thời gian lâu dài và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam qua đầu tư. Tùy theo lợi thế từng tỉnh chúng tôi sẽ tính toán trồng các loại cây khác nhau, bao gồm cả cây cao su, hoa; thậm chí làm du lịch...

- Xin cảm ơn ông.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Champasack, ông Sonexay Siphandone cho biết, Champasack có diện tích trên 1,5 triệu ha, chia làm 2 vùng: vùng cao chiếm 26% diện tích, còn lại là vùng đất thấp. Sông Mekong chia tỉnh ra làm vùng phía Đông và phía Tây. Tỉnh có trên 600.000 dân, trong đó, TP Champasack có 104.000 người. Champasack rất hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư.

Hiện nay, tại tỉnh Champasack có Tổng Công ty Cao su Việt Nam đến lập Liên doanh Cao su Việt Lào, Công ty Cao su Đắc Lắc trồng cao su, Công ty Dược liên doanh giữa Lào và tỉnh Bình Định trồng cây dược liệu…

bannhanong.vietnetnam.net (27/4/2006)

(Nguồn:SGGP)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


° Các tin khác
• Người đưa “Sao Ta” vượt sóng trùng dương.
• Kinh tế trang trại Bình Định: Phát triển nhưng chưa vững chắc.
• Phụng Thượng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh .
• Phát triển nông nghiệp ,tiểu- thủ công nghiệp một xã ở Hà Tây.
• Sữa bột đậu nành Vạn Xuân - đầu ra của đậu tương Hà Tây
• Hội chợ nông nghiệp Sóc Trăng -Expo 2006.
• Giữa tháng 5, sao chổi 73P tiến đến gần Trái đất.
• Nở rộ sản phẩm bột giải khát hòa tan.
• Mức bức xạ cực tím đang cao kỷ lục.
• Hội chợ cửa khẩu Khánh Bình:cơ hội thúc đẩy biên mậu.
• Mô hình bắp - bò - trùn - lươn ở xã Mỹ An-An Giang hiệu quả cao.
• Phát triển bền vững kinh tế thủy sản:Loay hoay với tôm, cá.
• Chuyển giao khoa học,công nghệ – Vấn đề cốt lõi.
• Lũ đầu nguồn sẽ xuất hiện vào tháng 7-2006
• Hà Tĩnh :Dự án đánh bắt xa bờ mất hơn 40 tỷ đồng !
• Phê duyệt quy hoạch thủy lợi ĐBSCL.
• Cà phê 8X:Cà phê Buôn Mê với gia vị nước mắm Phú Quốc.
• GS Võ Tòng Xuân: "Nhân mình ra" cho đất nước.
• Người bỏ phố về rừng... chăn heo.
• Người bỏ phố về rừng chăn heo.
• Nữ ngư phủ anh hùng VN vẫn đứng đầu sóng.
• Thành lập Phân hiệu Kiên Giang của Trường Đại học Thủy sản.
• Chiến lược hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công :2006-2010.
• Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb