Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Người đưa “Sao Ta” vượt sóng trùng dương.

Năm 2005, kỷ niệm 10 năm thành lập, FIMEX.VN được chọn là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất nước đoạt cúp Phù Đổng - do Tổng Liên đoàn Lao động phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tuyển chọn.

Cách nay 6 năm, Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng (FIMEX.VN) - một doanh nghiệp trẻ chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu- vui mừng đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động. Đầu năm 2003, doanh nghiệp đổi tên là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta. Cuối năm 2003, niềm vui được nhân đôi khi tiến sĩ Hồ Quốc Lực, người chèo lái con tàu FIMEX.VN cũng được tặng danh hiệu cao quý trên.
Ảnh Hùng lao động
Hồ Quốc Lực

Đến Sóc Trăng vào những ngày cuối tháng 4 đầy ắp kỷ niệm này, tiến sĩ Hồ Quốc Lực dẫn chúng tôi đi thăm cơ ngơi của FIMEX.VN nằm ven QL1A, cây số 2132. Trong khuôn viên rộng chừng 5 - 6 ha là một “Liên hợp xí nghiệp” chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu thuộc vào loại hiện đại nhất Việt Nam. Anh bảo: Tất cả do tôi tự thiết kế, xây dựng. Cơ ngơi này cách nay 10 năm chỉ là miếng đất trống, xung quanh thưa thớt cư dân.

Khi thành lập công ty (1996), Hồ Quốc Lực chọn mãi mới ưng ý vị trí này vì rất thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu, trao đổi thông tin và thu hút nhân công…. Đưa chúng tôi vào thăm các dây chuyền sản xuất tôm đông lạnh có hàng ngàn công nhân đang làm việc, Hồ Quốc Lực vui vẻ giới thiệu những công trình tự mình nghiên cứu.

Đó là những chiếc bàn, những chiếc khay phân cỡ, khay cấp đông được thiết kế phù hợp với điều kiện sản xuất, giúp lao động giảm nhẹ cường độ, tăng năng suất lao động và khâu cấp đông được rút ngắn thời gian, nâng cao số vòng quay tủ đông làm tăng hiệu suất sử dụng thiết bị; không cần mua sắm thêm thiết bị mới. Nhờ vậy, 10 năm qua, thiết bị máy móc vẫn đạt hiệu suất tối ưu, góp phần tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn rất nhiều sáng kiến khác trong xây dựng, giúp người lao động giảm thời gian lao động chết, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng.


Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty Fimex - VN.
Ngồi tâm sự với Hồ Quốc Lực trong căn phòng làm việc của ban giám đốc, tôi đã bị thu hút bởi kiến thức và việc làm của anh cho doanh nghiệp trong thời buổi “dông tố khắc nghiệt” của thị trường. Những kỷ niệm cứ tràn về ào ạt, sôi lên trong lời nói của một tổng giám đốc cao lớn, đẹp trai vừa tròn 50 tuổi. Tháng 3-1996, Tỉnh ủy Sóc Trăng quyết định điều anh về làm giám đốc công ty FIMEX.VN vừa thành lập. Sau 2 tháng đầu đối mặt hàng loạt khó khăn; đặc biệt về vốn, FIMEX.VN đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.

130 công nhân giỏi tay nghề vừa tập hợp được có thể tan rã. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, ngân hàng chưa cho vay nhiều hơn, hàng trong kho không tiêu thụ kịp, Hồ Quốc Lực đã phải tất tả tìm vốn. Nhờ quen biết nhiều, anh đã vay nóng đồng vốn bên ngoài với lãi suất cao để có tiền mua nguyên liệu cầm cự sản xuất. Bây giờ nhớ lại, anh vẫn cho đó là một quyết định chính xác mà trước đó không một doanh nghiệp nào dám làm. Cùng lúc, anh chỉ đạo bán rẻ ngay những lô hàng đã chế biến để làm quen khách hàng… Và từ từ, những khó khăn ban đầu cũng vượt qua.

Giám đốc là người quyết định sự tồn vong của công ty. Hiểu rõ điều này, Hồ Quốc Lực làm việc không ngơi nghỉ. Những kế sách anh đưa ra vô cùng chính xác, giúp công ty nhiều lần vượt qua khó khăn. Trong ngành thủy sản nước nhà, ai cũng biết Indonesia là đối thủ cạnh tranh và bạn hàng lớn cung cấp tôm tinh chế tới Nhật Bản. Giữa năm 1998, tình hình chính trị xã hội ở Indonesia biến động lớn, gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư và kinh doanh của nước này. Nhận định đây là thời cơ cạnh tranh để nâng cao chất lượng xuất khẩu, nhất là hàng tinh chế, Hồ Quốc Lực quyết định xây ngay phân xưởng chế biến mới. Dự đoán của anh chính xác.

Khách hàng Nhật Bản ngần ngại sự rối rắm của Indonesia nên tìm đến Việt Nam; và FIMEX.VN là một mối lớn. Tiền đầu tư xây dựng, công ty thu hồi chỉ trong 3 tháng. Sự quyết đoán của Hồ Quốc Lực lần ấy là cột mốc, tạo đà cho công ty xây dựng các phân xưởng tiếp theo. Trong suốt 10 năm qua, những quyết định như trên của Hồ Quốc Lực không thể kể hết được. Khi làm Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP), Mỹ kiện nhiều nước trong đó có Việt Nam bán phá giá tôm, Hồ Quốc Lực đã cùng với các cộng sự trong hiệp hội sốt sắng lèo lái để cộng đồng doanh nghiệp tạm vượt qua khó khăn ban đầu.

Đầu năm 2003, FIMEX.VN thực hiện cổ phần hóa. Đó là giải pháp tạo điều kiện cho giám đốc doanh nghiệp chủ động đưa ra các quyết sách của mình nhằm tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để doanh nghiệp phát triển trong quá trình đất nước thực hiện lộ trình AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO. Quan điểm của Hồ Quốc Lực: Ưu tiên mọi nguồn lực đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, hàng của công ty bán được với giá cao và bán rất chạy. Thương hiệu FIMEX.VN đã có uy tín ở Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nga, châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

10 năm, FIMEX.VN đã tạo ra 52.000 tấn tôm thành phẩm, tăng 20%/năm. Từ một doanh nghiệp ban đầu chỉ có 130 công nhân giờ công ty đã có 3.000 lao động lành nghề có mức lương ổn định trên 2 triệu đồng/ người/ tháng. Và con số 555 triệu USD ngoại tệ thu về là sự kết tinh trong 10 năm lao động cầân cù sáng tạo của một tập thể giỏi; trong đó Tổng Giám đốc Hồ Quốc Lực đóng vai trò quyết định.

Tiến sĩ Hồ Quốc Lực xuất thân từ một gia đình nông dân thuộc ấp Giầy Lăng xã Hòa Đông huyện Vĩnh Châu Sóc Trăng. Anh ruột của Hồ Quốc Lực là kỹ sư Hồ Quang Cua, người đã tạo ra giống lúa thơm ST3 nổi tiếng. Anh em Lực có “gien” học giỏi. Từ nhỏ, Hồ Quốc Lực được coi là “thần đồng”. Năm 1980, tốt nghiệp đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Quốc Lực vào bộ đội. Gần 3 năm rèn luyện trong quân ngũ, anh trưởng thành nhiều mặt.

Ra quân, anh vào làm việc trong ngành thủy sản cho đến nay. Công việc của một tổng giám đốc đa đoan nhưng Hồ Quốc Lực vẫn tranh thủ học. Anh hiểu, không học sẽ bị tụt hậu và không đảm đương công việc được giao. Năm 1996, anh tốt nghiệp cao học; năm 2002, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế và trở thành tiến sĩ kinh tế thời kỳ đổi mới đầu tiên ớ Sóc Trăng.

Khi chúng tôi hỏi Hồ Quốc Lực về những dự định trong tương lai, anh cho biết, FIMEX.VN sẽ tổ chức nuôi cá da trơn ven sông Hậu và mở xưởng chế biến tại chỗ để xuất khẩu. Thị trường này rất có triển vọng. Nhưng mong ước của anh là Sóc Trăng nên quy hoạch vùng nuôi tôm sạch, rải vụ ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Có như vậy mới chấm dứt tình trạng “nhập” tôm về chế biến lại trong những lúc trái vụ, vừa nguy hiểm vừa không hiệu quả

bannhanong.vietnetnam.net  (27/04/2006)
(Nguồn:Sggp)


° Các tin khác
• Kinh tế trang trại Bình Định: Phát triển nhưng chưa vững chắc.
• Phụng Thượng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh .
• Phát triển nông nghiệp ,tiểu- thủ công nghiệp một xã ở Hà Tây.
• Sữa bột đậu nành Vạn Xuân - đầu ra của đậu tương Hà Tây
• Hội chợ nông nghiệp Sóc Trăng -Expo 2006.
• Giữa tháng 5, sao chổi 73P tiến đến gần Trái đất.
• Nở rộ sản phẩm bột giải khát hòa tan.
• Mức bức xạ cực tím đang cao kỷ lục.
• Hội chợ cửa khẩu Khánh Bình:cơ hội thúc đẩy biên mậu.
• Mô hình bắp - bò - trùn - lươn ở xã Mỹ An-An Giang hiệu quả cao.
• Phát triển bền vững kinh tế thủy sản:Loay hoay với tôm, cá.
• Chuyển giao khoa học,công nghệ – Vấn đề cốt lõi.
• Lũ đầu nguồn sẽ xuất hiện vào tháng 7-2006
• Hà Tĩnh :Dự án đánh bắt xa bờ mất hơn 40 tỷ đồng !
• Phê duyệt quy hoạch thủy lợi ĐBSCL.
• Cà phê 8X:Cà phê Buôn Mê với gia vị nước mắm Phú Quốc.
• GS Võ Tòng Xuân: "Nhân mình ra" cho đất nước.
• Người bỏ phố về rừng... chăn heo.
• Người bỏ phố về rừng chăn heo.
• Nữ ngư phủ anh hùng VN vẫn đứng đầu sóng.
• Thành lập Phân hiệu Kiên Giang của Trường Đại học Thủy sản.
• Chiến lược hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công :2006-2010.
• Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
• Nhập khẩu cầm chừng, đường có nguy cơ "sốt".

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb