Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Phát triển nông nghiệp ,tiểu- thủ công nghiệp một xã ở Hà Tây.

Phát huy nội lực để tiến đến một nền kinh tế đa dạng là chìa khóa mở ra hướng phát triển kinh tế của Hồng Vân trong nhiều năm qua. Hồng Vân hôm nay đang khẳng định được “thương hiệu” của mình về phát triển kinh tế với những bước tiến nhanh và vững chắc làm cơ sở để nâng cao đời sống cho nhân dân.

Hồng Vân là một xã nằm ở phía đông của huyện Thường Tín,Hà Tây.Diện tích đất tự nhiên tòan xã khoảng 420,71ha, dân số 4.557 nhân khẩu/1.038 hộ. Trước đây kinh tế Hồng Vân chủ yếu dựa vào SXNN, ngành nghề chậm phát triển vì thế đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Song với những nỗ lực phấn đấu của các cấp lãnh đạo xã và bà con xã viên nên các năm qua kinh tế đã có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ đạt 9%/năm.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng TTCN, DV-TM, thu nhập bình quân đạt 6,88 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,57 lần so với năm 2004. Đến nay toàn xã không còn hộ đói, hộ nghèo chiếm 7,9%, số hộ được sử dụng nước sạch đạt 100%, các công trình như nhà trẻ, mẫu giáo được xây dựng khang trang. 100% số thôn xây dựng quy ước làng văn hóa, đã có 3/6 thôn được công nhận làng văn hóa, hơn 80% số hộ đạt gia đình văn hóa. Nhiều năm liền Hồng Vân được khen thưởng về phong trào bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện tốt việc khám tuyển, giao quân hàng năm, là xã điển hình trong cải cách hành chính cấp cơ sở.

Để có được nền kinh tế phát triển mạnh và mang tính bền vững trên là nhờ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về phát triển SXNN. Trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác. Việc đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Cà chua, cà rốt, đậu leo, súp lơ... vào trồng trên đất chuyên màu và vùng đất bãi ven sông đã đem lại thu nhập cao cho bà con xã viên. Nhiều gia đình với vài sào đất trồng rau thương phẩm cũng có thu nhập từ 5-6 triệu đồng/lứa. Việc đưa những loại cây trồng ở vụ đông vào sản xuất trái vụ trong mùa hè (mặc dù khó trồng nhưng thu nhập lại cao từ 1,5-1,7 triệu đồng/sào/vụ) đang hứa hẹn làm thay đổi nền nông nghiệp của xã. Hiện nay, xã đã thực hiện chuyển đổi được khoảng trên 30ha đất trũng kém hiệu quả sang mô hình VAC, AC và trồng cây cảnh, trong đó hướng phát triển chính của các trang trại là chăn nuôi thủy sản (chiếm 32 mẫu). Một số trang trại được quy hoạch và đầu tư xây dựng từ năm 2001 đến nay đã cho thu nhập từ 40-45 triệu đồng/ha như trang trại của anh Đỗ Đình Phong, Mai Văn Dụng... Khâu đột phá trong phát triển kinh tế của Hồng Vân các năm qua chính là do có phong trào phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ năm 1997 chỉ lác đác có một vài gia đình ở thôn Cơ Giáo trồng và buôn bán cây cảnh, đến nay phong trào đã nhân rộng ra toàn xã. Nhiều nhà ở Hồng Vân đã có hàng ha cây cảnh cho giá trị thu nhập từ 1-1,5 tỷ đồng. Điển hình là các gia đình anh Giang, anh Chí và đặc biệt là vườn cây của gia đình anh Quỳnh với diện tích 6.000m2 hàng năm từ việc bán cây cảnh gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Không chỉ nghề trồng cây cảnh thực sự phát triển mạnh trong xã mà một số ngành nghề, dịch vụ khác cũng được khuyến khích đẩy mạnh phát triển. Về TTCN đến nay xã đã tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề cho hàng trăm lao động nhờ đó ngành nghề ngày càng được nhân rộng trên toàn xã. Đặc biệt, nghề mây, tre đan đã có hàng trăm hộ tham gia làm nghề, mức thu nhập bình quân từ 300-500 ngàn đồng/người/tháng. Xã còn chú trọng mở hướng đầu tư vận động, động viên các gia đình, cá nhân mở rộng và phát triển các ngành nghề vốn có như nghề thợ mộc, thợ nề, cơ khí, chế biến gỗ... mỗi năm tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động. Xã đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng 1 chợ mới nhằm tăng cường kinh doanh dịch vụ, mở rộng giao lưu thương mại cho các xã miền đông của huyện. Đến nay, giá trị TTCN, DV-TM của Hồng Vân đã đạt trên 13,5 tỷ đồng, chiếm 45% cơ cấu kinh tế của xã. Đây chính là thước đo giá trị và hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể xã khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đã được đặt ra.

Để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế đề ra của năm 2006, đồng thời chủ động hoàn thành mục tiêu chiến lược 5 năm, giai đoạn 2005-2010, Đảng ủy, UBND và nhân dân xã Hồng Vân chú trọng chuyển đổi mô hình canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi những diện tích cấy lúa vùng trũng kém hiệu quả sang mô hình lúa, cá, vịt hoặc cây cảnh, cây ăn quả. Chuyển đổi ô thửa tạo vùng sản xuất tập trung, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đảm bảo có khoảng 20-30% diện tích canh tác có giá trị thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Vận động nông dân mạnh dạn đưa những cây, con giống mới, chất lượng cao vào sản xuất ở những khu trang trại xa dân cư. Tiếp tục đưa nghề mới vào giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong xã, nâng cao mức sống cho nhân dân.

bannhanong.vietnetnam.net (24/4/2006)
(Nguồn:HTOl)


° Các tin khác
• Sữa bột đậu nành Vạn Xuân - đầu ra của đậu tương Hà Tây
• Hội chợ nông nghiệp Sóc Trăng -Expo 2006.
• Giữa tháng 5, sao chổi 73P tiến đến gần Trái đất.
• Nở rộ sản phẩm bột giải khát hòa tan.
• Mức bức xạ cực tím đang cao kỷ lục.
• Hội chợ cửa khẩu Khánh Bình:cơ hội thúc đẩy biên mậu.
• Mô hình bắp - bò - trùn - lươn ở xã Mỹ An-An Giang hiệu quả cao.
• Phát triển bền vững kinh tế thủy sản:Loay hoay với tôm, cá.
• Chuyển giao khoa học,công nghệ – Vấn đề cốt lõi.
• Lũ đầu nguồn sẽ xuất hiện vào tháng 7-2006
• Hà Tĩnh :Dự án đánh bắt xa bờ mất hơn 40 tỷ đồng !
• Phê duyệt quy hoạch thủy lợi ĐBSCL.
• Cà phê 8X:Cà phê Buôn Mê với gia vị nước mắm Phú Quốc.
• GS Võ Tòng Xuân: "Nhân mình ra" cho đất nước.
• Người bỏ phố về rừng... chăn heo.
• Người bỏ phố về rừng chăn heo.
• Nữ ngư phủ anh hùng VN vẫn đứng đầu sóng.
• Thành lập Phân hiệu Kiên Giang của Trường Đại học Thủy sản.
• Chiến lược hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công :2006-2010.
• Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
• Nhập khẩu cầm chừng, đường có nguy cơ "sốt".
• Thái Lan và Việt Nam hợp tác trong xuất khẩu gạo.
• Tỉnh Khánh Hoà đẩy mạnh chương trình kinh tế hộ.
• Bắt đầu tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb