Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Hội chợ cửa khẩu Khánh Bình:cơ hội thúc đẩy biên mậu.

Từ thành công của hội chợ giao thương cửa khẩu Khánh Bình lần I, năm 2005, huyện An Phú tỉnh An Giang tiếp tục tổ chức hội chợ giao thương cửa khẩu Khánh Bình lần II từ ngày 17 đến 21-4-2006. Những ngày diễn ra hội chợ đã thật sự tạo một không khí mới cho hoạt động biên mậu tại khu vực cửa khẩu vừa được công nhận cửa khẩu quốc gia này.

Nhộn nhịp ngày hôi mậu biên.

Cũng như hội chợ giao thương cửa khẩu Khánh Bình lần I, hội chợ lần này đã tạo một không khí sôi động cho vùng biên An Phú. Khách tham quan đến từ các huyện lân cận và đặc biệt từ nước bạn Campuchia đã mang lại một sắc thái rất riêng cho một hội chợ biên giới. Ông Chau Ri, một khách hàng Campuchia, cho biết: “Lần trước tôi cũng đến mua hàng. Lần này thì mua cây giống. Vì nghe nói cây giống đến từ Bến Tre (Việt Nam) chất lượng rất tốt”. Không bỏ lỡ cơ hội, ông Chau Ri đã mua hơn 10 cây xoài Cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan về làm giống.

Tại hội chợ, người tiêu dùng tại biên giới đặc biệt chú ý các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Hầu hết các gian hàng đều đông khách. Chị Trâm, một khách hàng cho biết: “Tại biên giới này muốn mua hàng rất khó, chỉ có dịp hội chợ mới có nhiều hàng để mình lựa chọn”. Một nhân viên gian hàng của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) nói: “Doanh số bán chỉ trong đêm đầu đã tăng gấp đôi hội chợ lần trước. Vì sản phẩm đã được bà con chú ý, đặc biệt là khách Campuchia rất chuộng hàng tiêu dùng Việt Nam”.

So với hội chợ lần trước, hội chợ lần này đã gây được sự chú ý mạnh từ những khách tham quan Campuchia. Không chỉ người tiêu dùng mà cả các doanh nghiệp, những người mang hàng hóa đến đây đều phấn khởi. Chị Nguyễn Thị Ngọc Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đức Thành (Sa Đéc - Đồng Tháp) cho biết: “Đây là lần đầu tôi đến hội chợ. Ngạc nhiên vì khách đến từ nước bạn đông quá. Sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá hàng hóa và tìm đối tác giao thương”. Còn chị Lê Thị Hiền, một người mang giống cây trồng từ Chợ Lách - Bến Tre đến bán tại hội chợ, cho biết: “Khách đến hỏi liên tục, nhất là khách hàng Campuchia. Tuy nhiên cái khó là mình không biết tiếng Campuchia, lại không có người phiên dịch, nên không biết giới thiệu như thế nào, rất khó bán được hàng”.

Theo Ban tổ chức, hội chợ lần này có quy mô khoảng 150 gian hàng, trong đó có hơn 90 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp Campuchia... các doanh nghiệp đến đây trưng bày chủ yếu là giống cây trồng, máy móc, thiết bị vật tư phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm... Hội chợ đã thu hút hơn 40.000 lượt khách đến tham quan mua sắm và đã tạo ra một ngày hội lớn tại vùng biên An Phú.

Cơ hội cho doanh nghiệp?

Không chỉ đến mua hàng, nhiều khách hàng còn tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong đó đặc biệt là giới doanh nghiệp. Ông Trần Hữu Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Khôi Nguyên (chuyên kinh doanh sản xuất nấm, chế biến thực phẩm và trà thảo mộc tại TPHCM), nhận xét: “Cửa khẩu Khánh Bình gần Phnom Penh nên sẽ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa vào Campuchia. Nếu các cầu bắc xong, Công ty có thể nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất tại đây, sau đó đưa hàng xuất qua Campuchia”.

Ông Lê Thanh Hồng - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và du lịch Hồng Ngân (TPHCM) cho biết: “Lần thứ nhất tôi tham gia hội chợ, nhưng chưa tìm được đối tác để đưa hàng sang. Lần này thông qua chuyến khảo sát có thể tìm một đại lý bên Campuchia để đưa hàng qua đó, nhất là mặt hàng mới của công ty là tranh sản xuất từ lá cây tươi. Sau đó, nếu thuận lợi công ty sẽ đầu tư khai thác cát tại Campuchia”.

Tại hội chợ lần này, không chỉ là hoạt động thương mại thuần túy mà nó mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong đó nổi bật là hội thảo “Giao thương cửa khẩu Khánh Bình”. Trong hội thảo, nhiều doanh nghiệp rất băn khoăn về các thủ tục xuất nhập hàng hóa cũng như chính sách thuế ưu đãi từ phía Nhà nước. Ông Nguyễn Tấn Bửu, Phó Cục Trưởng Cục Hải quan An Giang, giải thích: “Hiện nay, nếu doanh nghiệp xuất nhập hàng hóa qua cửa khẩu sẽ được nhiều ưu tiên về các chính sách thuế, thủ tục đơn giản. Ngành sẽ xử lý nghiêm những nhân viên hải quan tự đưa ra thủ tục để nhũng nhiễu doanh nghiệp”.

Còn phía các doanh nghiệp Campuchia, việc tìm kiếm thị trường và cơ hội đầu tư vào Việt Nam cũng là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Công ty GWB (sản xuất mũ cao su, hàng nông sản tại Campuchia), cho biết: “Công ty tham dự hội chợ để tìm đại lý đưa hàng về Việt Nam”. Còn ông Châu Văn Chi, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, khẳng định: “Hội sẽ giúp đỡ tận tình các doanh nghiệp Việt Nam nào mở văn phòng đại diện, đại lý để đầu tư vào thị trường Campuchia”.

Sau 2 lần tổ chức, hội chợ giao thương cửa khẩu Khánh Bình đã khơi dậy những tiềm năng, đồng thời mở ra những cơ hội đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu quốc gia này. Bà Phan Thị Thúy Truyển, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư An Giang, cho biết: “An Giang sẽ trình Bộ Thương mại và kết hợp với hội chợ biên giới tại Tịnh Biên nâng lên thành hội chợ biên giới cấp quốc gia. Có như thế mới đẩy mạnh phát triển được kinh tế biên giới và thu hút mạnh đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu của An Giang”.

bannhanong.vietnetnam.net (24/4/2006)

(Nguồn:CTOl)

 

 



° Các tin khác
• Mô hình bắp - bò - trùn - lươn ở xã Mỹ An-An Giang hiệu quả cao.
• Phát triển bền vững kinh tế thủy sản:Loay hoay với tôm, cá.
• Chuyển giao khoa học,công nghệ – Vấn đề cốt lõi.
• Lũ đầu nguồn sẽ xuất hiện vào tháng 7-2006
• Hà Tĩnh :Dự án đánh bắt xa bờ mất hơn 40 tỷ đồng !
• Phê duyệt quy hoạch thủy lợi ĐBSCL.
• Cà phê 8X:Cà phê Buôn Mê với gia vị nước mắm Phú Quốc.
• GS Võ Tòng Xuân: "Nhân mình ra" cho đất nước.
• Người bỏ phố về rừng... chăn heo.
• Người bỏ phố về rừng chăn heo.
• Nữ ngư phủ anh hùng VN vẫn đứng đầu sóng.
• Thành lập Phân hiệu Kiên Giang của Trường Đại học Thủy sản.
• Chiến lược hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công :2006-2010.
• Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
• Nhập khẩu cầm chừng, đường có nguy cơ "sốt".
• Thái Lan và Việt Nam hợp tác trong xuất khẩu gạo.
• Tỉnh Khánh Hoà đẩy mạnh chương trình kinh tế hộ.
• Bắt đầu tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản.
• 8 nhóm hàng và mặt hàng cần giấy phép xuất nhập khẩu.
• Chất thải công nghiệp “đầu độc” sông Thị Vải,rừng Sác.
• Làm thế nào để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây bắp?
• Hiệu quả hợp tác kinh tế hai thànhnh phố HCM và Cần Thơ.
• Những vấn đề đặt ra ở ĐBSCL: Loay hoay với tôm, cá !
• Vấn đề đang đặt ra cho ĐBSCL:Trái cây - thua do đâu?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb