Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn và kỹ thuật để đầu tư GMGCTT.

Thời gian gần đây, thị trường gia cầm đã bắt đầu hồi phục trở lại. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y TP Cần Thơ, bình quân mỗi tháng có gần 80.000 con gia cầm được đưa vào các điểm giết mổ để cung cấp cho các chợ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, việc tổ chức các điểm giết mổ quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu khi thị trường gia cầm hồi phục.

Tại các điểm bán gia cầm sạch nằm ở quận Ninh Kiều, Bình Thủy và tại nhiều chợ ở khu vực nội ô thành phố như: Trung tâm Thương mại Cái Khế, Tân An, An Hòa, An Nghiệp, Xuân Khánh, Cái Răng... lượng thịt gia cầm bán ra ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương buôn bán gia cầm làm sẵn tại các chợ này, sức tiêu thụ thịt gia cầm vẫn còn yếu so với trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm. Nguyên nhân: giá thịt gia cầm hiện còn khá cao so với thịt heo, cá... Mặt khác, vẫn còn nhiều người còn thận trọng chưa dám sử dụng thịt gia cầm trở lại.

Chị Lê Thị Bích Vân, bán gia cầm làm sẵn tại chợ An Nghiệp (quận Ninh Kiều), cho biết: “Bây giờ nhiều người đã không còn ngại ăn thịt gà, vịt nhưng sức mua vẫn yếu, do giá đứng ở mức cao. Hiện nay, mỗi ngày tôi bán được khoảng 20 con gà, vịt”. Ông Nguyễn Văn Viên, bán gia cầm tại Trung tâm Thương mại Cái Khế, cho biết: “Cách nay hơn một tuần, tôi bán được 20-30 con gà, vịt làm sẵn/ngày. Gần đây, có thông tin gia cầm nhập lậu qua biên giới các tỉnh phía Bắc và ở Campuchia dịch cúm gia cầm xảy ra nên nhiều người ngại ăn thịt gà, vịt trở lại. Hiện tại, tôi chỉ bán được hơn 10 con/ngày...”.

Giá gà ta làm sẵn hiện đã giảm 2.000-3.000 đồng/kg, gà công nghiệp làm sẵn giảm 5.000-6.000 đồng/kg, riêng giá vịt làm sẵn đã tăng 2.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần. Tại nhiều chợ nội ô thành phố, giá thịt gà đang đứng ở mức cao, gà ta làm sẵn 55.000-60.000 đồng/kg, cánh gà công nghiệp 55.000 đồng/kg, ức gà công nghiệp 30.000 đồng/kg, vịt làm sẵn 40.000-42.000 đồng/kg... Theo nhiều tiểu thương, sau khi dịch cúm gia cầm được khống chế, nhiều cơ sở nuôi gà công nghiệp đã thả nuôi lứa mới, nguồn hàng phong phú nên giá giảm, nguồn gà ta cũng được cân đối trở lại. Giá vịt tăng là do nguồn cung cấp vịt cho các chợ đang khan hiếm, hơn 1 năm qua Nhà nước đã cấm nuôi mới đàn vịt chạy đồng.

Ông Lưu Phước Hậu, Chi cục Phó Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: “Khả năng gia cầm nhập lậu được vận chuyển đến TP Cần Thơ tiêu thụ không thể xảy ra. Gia cầm nhập lậu chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, việc vận chuyển vào Cần Thơ rất xa xôi, tốn kém và qua rất nhiều trạm kiểm dịch. Tuy nhiên, để đề phòng, ngành thú y thành phố vẫn thường xuyên kiểm tra, kiểm dịch gia cầm nhập vào qua các cửa ngõ Bến phà Cần Thơ, Ngã Ba Lộ Tẻ (huyện Thốt Nốt)... Đồng thời, kiểm tra gia cầm nhập vào các điểm giết mổ gia cầm tập trung, các chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn thành phố...”.

Hiện tại, trên địa bàn thành phố có 4 điểm giết mổ gia cầm tập trung. Trong đó, chỉ có điểm giết mổ ở khu vực Thới Nhựt, phường An Bình, quận Ninh Kiều là có qui mô giết mổ tương đối lớn (1.500-2.000 con/ngày) và tương đối đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ. Nhưng điểm giết mổ này cũng còn giết mổ gia cầm theo phương thức thủ công. Điểm giết mổ gia cầm công nghiệp duy nhất của Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp Cần Thơ, nhưng có diện tích nhỏ và chỉ với qui mô 400-500 con/ngày. Còn lại 2 điểm giết mổ gia cầm tập trung ở quận Ô Môn và huyện Thốt Nốt cũng chỉ là điểm tạm bợ, qui mô giết mổ vài trăm con gia cầm và bằng thủ công nên điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng không mấy là đảm bảo.

Trên thực tế, ở TP Cần Thơ chưa có điểm giết mổ gia cầm qui mô lớn, đảm bảo tuyệt đối điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng. Chủ trương của UBND thành phố khuyến khích và sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân thành lập các điểm giết mổ gia cầm tập trung hiện đại, qui mô lớn. Chủ trương này đã được một số doanh nghiệp, cá nhân hưởng ứng. Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ (TP Hồ Chí Minh) đã khảo sát đầu tư nhà máy giết mổ gia cầm tại TP Cần Thơ, công suất giết mổ khoảng 20.000 con gà và 10.000 con vịt/ngày.

Cùng hưởng ứng chủ trương này, ông Nguyễn Ngọc Dũng, một tiểu thương bán gia cầm ở chợ An Hòa, TP Cần Thơ, cũng đang đầu tư xây dựng một điểm giết mổ gia cầm tập trung tại phường Thường Thạnh, quận Cái Răng. Điểm này có diện tích 5.000m2, qui mô giết mổ khoảng 5.000 con gia cầm/ngày và được triển khai xây dựng dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Chi cục Thú y TP Cần Thơ và Sở Tài nguyên-Môi trường. Ông Nguyễn Ngọc Dũng cho biết: “Cuối tháng 4-2006, nhà xưởng giết mổ gia cầm sẽ được xây dựng xong, chỉ còn đầu tư dây chuyền giết mổ gia cầm công nghiệp là có thể hoạt động. Tôi đã đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng nhà xưởng, trong đó khoảng 600 triệu đồng vốn vay ngân hàng có thế chấp tài sản. Để lò mổ có thể đi vào hoạt động, tôi cần thêm khoảng 600 triệu đồng gồm: tiền mua dây chuyền giết mổ và đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất chuyên dùng. Trong khi đó, tôi đã hết vốn để đầu tư xây dựng tiếp lò mổ. Rất mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn và cho phép ghi nợ tiền chuyển mục đích sử dụng đất để tôi có điều kiện sớm đưa lò mổ vào hoạt động. Nhà nước đã có chính sách cho vay vốn ưu đãi xây dựng lò giết mổ gia cầm tập trung, nhưng thực tế qua liên hệ với một số ngân hàng trên địa bàn thành phố, chưa có ngân hàng nào cho vay theo hình thức này cả...”.

Dịch cúm gia cầm vẫn có khả năng tái phát trở lại, vì thế rất khó thu hút các doanh nghiệp, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư các điểm giết mổ gia cầm hiện đại và qui mô. Thiết nghĩ, thành phố cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ cho vay vốn cũng như kỹ thuật. Việc phát triển hệ thống các điểm giết mổ gia cầm tập trung với dây chuyền giết mổ hiện đại và qui mô không những cung ứng gia cầm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường mà còn góp phần rất lớn hạn chế dịch cúm gia cầm tái phát...

bannhanong.vietnetnam.net (20/4/2006)
(Nguồn:CTOl)

 


° Các tin khác
• Chợ đầu mối Bình Điền: Chưa đúng nghĩa là chợ đầu mối.
• “Hòn ngọc xanh” sẽ tỏa sáng.
• Trung Quốc giảm xuất khẩu đũa sang Nhật
• Phòng chống sét đánh ra sao?
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
• Nhập khẩu cầm chừng, đường có nguy cơ "sốt".
• Thái Lan và Việt Nam hợp tác trong xuất khẩu gạo.
• Tỉnh Khánh Hoà đẩy mạnh chương trình kinh tế hộ.
• Bắt đầu tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản.
• 8 nhóm hàng và mặt hàng cần giấy phép xuất nhập khẩu.
• Chất thải công nghiệp “đầu độc” sông Thị Vải,rừng Sác.
• Làm thế nào để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây bắp?
• Hiệu quả hợp tác kinh tế hai thànhnh phố HCM và Cần Thơ.
• Những vấn đề đặt ra ở ĐBSCL: Loay hoay với tôm, cá !
• Vấn đề đang đặt ra cho ĐBSCL:Trái cây - thua do đâu?
• Bạc Liêu: Lan tràn giếng khoan nước ngầm .
• Lâm Đồng: Tạo ra sức hút từ nông nghiệp.
• An Giang:nhà nông ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
• Đắk Nông đầu tư hơn 100 tỉ đồng cho Chương trình 134.
• Khoa học công nghệ ở ĐBSCL: Lỏng lẻo liên kết “4 nhà”!
• Liên kết GAP sông Tiền :Tập trung vào trái cây thế mạnh.
• Cà Mâu:Sắp xếp lại 18 lâm,ngư trường.
• Thị trường các sản phẩm sữa:một mê cung!
• Hướng mở cho sản xuất nông nghiệp bền vững:"1P5G".
• Kiên Giang phát huy lợi thế công nghiệp chế biến nông, thủy sản để phát triển.
• Ngân hàng NN&PTNT An Giang hướng dòng vốn vào trồng trọt,chăn nuôi.
• Hội chợ thương mại cửa khẩu Khánh Bình: cơ hội khảo sát thị trường Campuchia .
• Con cá trong chiến lược phát triển bền vững ở An Giang.
• Nhân dân ta làm gì để trả nợ mỗi năm 2 tỉ đôla?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb